Đường bí của Nguyễn Thanh Nghị

Có lẽ, cả nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Xây dựng 2021 – 2026 của ông Nguyễn Thanh Nghị là dốc toàn bộ sức lực vào canh bạc nhà ở xã hội. Xây một triệu căn nhà sẽ không có gì là quá tầm, nếu đấy là chính quyền sạch, nguồn vốn dành cho xã hội lớn. Tuy nhiên, chế độ này không dồn sức cho chuyện nhà cửa cho dân, không dồn sức cho y tế và cũng chẳng dồn sức cho giáo dục, mà họ dồn ngân sách cho quân đội và công an. Bởi đây là 2 thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ.

Kế hoạch do Nguyễn Thanh Nghị đưa ra được một số nhà phân tích đánh giá là quá tầm cho bất kỳ ai làm Bộ trưởng, chứ không riêng gì Nguyễn Thanh Nghị. Các ông Bộ trưởng trước đây, khó có ông nào có thực học như Nguyễn Thanh Nghị. Vì thế người ta đánh giá Nguyễn Thanh Nghị là nhà kỹ trị tương tự như Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh. Và cái kết cho hai nhà kỹ trị trên là lời cảnh tỉnh cho Nguyễn Thanh Nghị, không biết ông Nghị có nhận ra hay không?

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Xây một triệu nhà ở xã hội với giá dưới 1 tỷ đồng mỗi căn được xem là chuyện hoang đường. Hiện nay, thị trường nhà đất đã đóng băng, mà nhà 2 tỷ đồng mỗi căn cũng đã tiệt chủng, chứ nói chi đến căn nhà dưới 1 tỷ.

Khi bắt đầu cho dự án này, ông Nguyễn Thanh Nghị đã có làm việc với Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng và làm việc với Novaland của ông Bùi Thành Nhơn, cùng với nhiều đại gia bất động sản khác, và được các doanh nghiệp này ủng hộ. Họ cũng đã rục rịch xúc tiến dự án.

Thực ra thì Vinhomes và Novaland xúc tiến là để nhận được  những khoản vay ưu đãi và những chữ ký dễ dàng cho những đại gia này. Dự án 1 triệu căn nhà đã đưa ra được hơn 1 năm, đến giai đoạn này, cả Vinhomes và Novaland đều đang đuối vốn. Họ sợ huy động vốn trên thị trường chứng khoán, bởi thị trường này đang là cái bẫy khiến cho những Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng và Trương Mỹ Lan bị xộ khám. Họ cần huy động vốn nên mới chấp nhận làm nhà ở xã hội để kiếm vốn. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính đến nhanh hơn, còn nguồn vốn cho dự án thì đến quá chậm. Xem ra, các đại gia này cũng bắt đầu lơ đi dự án nhà ở xã hội.

Ngày 10/3, báo trong nước cho biết, để xây dựng nhà ở xã hội thì nguồn vốn từ tư nhân chiếm đến 95%. Ông Nguyễn Thanh Nghị làm việc với các đại gia bất động sản trước đây cũng nhằm xã hội hóa dự án đầy tham vọng này của ông. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp bất động sản hiện nay cũng đang ngao ngán chính sách này của ông Nguyễn Thanh Nghị. Các doanh nghiệp này, họ cứu bản thân họ còn không xong, thì nói gì để cứu Nguyễn Thanh Nghị?

Nói về vấn đề nhà ở xã hội, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội TP. HCM cho biết, chương trình cho người lao động vay tiền mua, sửa chữa nhà ở trên địa bàn TP. HCM được triển khai từ năm 2018 đến nay, chỉ có 310 khách hàng được vay với tổng số tiền gần 150 tỷ đồng. Như vậy, so với nhu cầu còn quá khiêm tốn, bên cạnh đó, người lao động cũng có khăn khi cần vốn đối ứng để vay.

Xây nhà ở xã hội cần 95% nguồn vốn tư nhân

Như vậy là, dự án một triệu căn nhà của ông Nguyễn Thanh Nghị hiện nay đang bị nghẽn hai đầu. Đầu vào là các doanh nghiệp làm dự án không mấy mặn mà, phía đầu ra, dù cho có nhà dưới 1 tỷ mỗi căn, thì công nhân cũng không có tiền đâu mà mua, bởi người nghèo không thể vay cả tỷ đồng để mua nhà. Ai cho những người nghèo vay? Cho công nhân vay thì  nếu nợ đấy biến thành nợ xấu, ai gánh được?

Có thể nói, dự án đầy tham vọng của ông Nguyễn Thanh Nghị hiện nay không biết phải gỡ từ nơi nào. Dù rằng chính sách này của ông Nguyễn Thanh Nghị được chắp cánh bởi ông Phạm Minh Chính, nhưng xem ra, cũng không mấy khả thi. Rất khó để làm chính sách như thế trong tình trạng bất động sản Việt Nam đã quá xa, so với mức thu nhập trung bình của người dân.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://www.sggp.org.vn/xay-nha-o-xa-hoi-nguon-von-tu-tu-nhan-chiem-95-post681519.html

Kasse animation 7.8.2023