Võ Văn Thưởng có phải người kế nhiệm chức Tổng Bí thư?

Link Video: https://youtu.be/Z2UgxfQnMfs

Ngày 15/4, trên trang Tiếng Dân có bài bình luận về chính trị Việt Nam của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, với tựa đề “Tân Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng: Người kế vị được chỉ định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng”.

Theo tác giả, trong nền chính trị độc đảng ở Việt Nam hậu Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người có quyền lực nhất, là nguyên thủ quốc gia trên thực tế, Chủ tịch nước mang tính lễ nghi là chính. Cũng bởi lý do này, chức Chủ tịch nước được mặc định như một sự tưởng thưởng công lao, đồng nhất với nhiệm kỳ công tác cuối cùng. Nói cách khác, Chủ tịch nước là chức vụ tiền hưu trí.

Tác giả phân tích, không kể Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng và Nguyễn Phú Trọng, các Chủ tịch nước khác có được vị trí này là do họ thuộc “bên thắng cuộc” và do đấu tranh quyền lực giữa ba phe Bắc, Trung, Nam trong Trung ương Đảng. Ví dụ: Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc, hai người này đã giúp Nguyễn Phú Trọng loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua vào chức Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ XII (2016).

Do đó, theo tác giả, việc Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, được bầu làm Chủ tịch nước là một đột biến chính trị. Bởi rõ ràng rằng, thành viên trẻ nhất này của Bộ Chính trị sẽ không nghỉ hưu khi nhiệm kỳ Chủ tịch nước kết thúc sau ba năm nữa.

Tác giả đặt câu hỏi: Vậy tại sao ông Thưởng, cho đến giờ chưa để lại ấn tượng đặc biệt nào trong công tác, cũng không có công lao nào đặc biệt trong chiến thắng của ông Trọng trước Thủ tướng Dũng, lại được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước?

Trả lời câu hỏi này, tác giả tiếp tục phân tích, đến Đại hội Đảng XIII vào năm 2021, thì quyền lực của Tổng Bí thư Trọng là vô đối, điều này cho phép ông định đoạt ba vị trí còn lại trong “Tứ trụ Triều đình” là Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc Hội. Như vậy, việc ông Thưởng trở thành Chủ tịch nước là lựa chọn của ông Trọng.

Mặc dầu vậy, theo tác giả, sự lựa chọn này của ông Trọng là một toan tính có tính dài hạn liên quan đến sự tồn vong của bản thân Đảng Cộng sản, chứ không phải tùy hứng. Ông Trọng đã nhắm ông Thưởng làm người kế vị khi bố trí ông này làm Thường trực Ban Bí thư, vị trí được coi là “phòng chờ” của chức Tổng Bí thư. Việc ông Trọng bố trí ông Thưởng làm Chủ tịch nước là một sự khẳng định hơn nữa vị thế của ông này như Tổng Bí thư tương lai của Đảng.

Hình: Bài trên trang Tiếng Dân

Tác giả nêu 3 lý do để ông Nguyễn Phú Trọng lựa chọn ông Thưởng làm “truyền nhân” của mình. Đó là, ông Thưởng được sinh ra ở miền Bắc; là cán bộ Đảng nắm vững lý luận của Chủ nghĩa Mác Lenin; là con cháu của lãnh đạo Đảng đời trước; và độ tuổi còn trẻ của ông.

Về lý do thứ nhất, tác giả cho rằng, trong 13 đời chủ tịch, tổng bí thư và bí thư thứ nhất của Đảng, chỉ có Lê Duẩn sinh ra ở miền Nam, cụ thể là ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, dựa theo phân chia Nam – Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Tuy nhiên, nếu xác định theo quê quán thì Lê Duẩn lại là người miền Bắc, thuộc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, việc ông Thưởng sinh ra ở Hải Dương thỏa mãn nguyên tắc bất thành văn của Đảng.

Về lý do thứ hai, theo tác giả, ông Thưởng, người duy nhất trong Bộ Chính trị có bằng Thạc sĩ Triết học Mác – Lênin, thỏa mãn yêu cầu nắm vững lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin của ông Trọng. Ngoài ra, việc chọn ông Thưởng còn xuất phát từ nhu cầu chống tham nhũng mà Tổng Bí thư Trọng coi là có tính sống còn đối với chế độ Cộng sản Việt Nam. Để chuẩn bị cho Đại hội XIV, ông Trọng tìm kiếm “truyền nhân” trong số chính trị gia không phải là quan chức chính quyền. Trong bối cảnh đó, ông Thưởng với một sự nghiệp “thuần Đảng” hiện ra như một lựa chọn tối ưu của ông Trọng.

Lý do thứ ba, ứng viên chức Tổng Bí thư phải là “thái tử Đỏ” hay “thái tử Đảng”, theo nghiên cứu của tác giả, thì ông Thưởng là con của ông Võ Chí Công, dù Nhà nước Việt Nam công bố không cho biết cha mẹ ông là ai.

Lý do cuối cùng, ông Trọng nhắm vào ông Thưởng đang ở độ tuổi 50, khi vào vị trí đứng đầu Đảng sẽ bảo đảm cho chế độ Cộng sản ở Việt Nam có được sự ổn định ít nhất trong 2 thập kỷ nữa, tức là cho đến khi ông Trọng nhắm mắt xuôi tay.

Tác giả kết luận, cú “ngã ngựa” của Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Chủ tịch nước là cơ hội để nhân vật quyền lực nhất Việt Nam kể từ sau Hồ Chí Minh, khẳng định vị thế không thể cạnh tranh của “thái tử Đảng” họ Võ, như là “người cầm lái” tiếp theo của con tàu có tên “Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đinh Văn Nơi đang bám nhóm lợi ích Hưng Yên để vào Bộ Công an?

>>> Tắt mạng xã hội, Vy Oanh làm “con đà điểu vùi đầu xuống cát”

>>> Bộ Công an tranh hùng, nội bộ phe Tô Lâm cũng đang “choảng” nhau?

>>> Sợ bị “ăn bả” Bộ Công an thúc giải ngân vốn đầu tư công. Thủ Chính mệt với “cụ Tổng”?

Vì sao mất nước?         


Kasse animation 7.8.2023