Lò nóng “ngàn độ”, Đào Hồng Lan lặn mất tăm, thuộc cấp tháo chạy tránh họa

Từ đầu năm 2023 đến nay, vụ án Việt Á lắng xuống, vụ án chuyến bay giải cứu, vụ án đăng kiểm và vụ án AIC bùng lên. Vụ án Việt Á đến nay đã quật được nhiều nhân vật lớn, trong đó có cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phải ngồi tù. Ngoài ra cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng bị mất ghế vì vụ án này. Đặc biệt là cựu Chủ tịch nước bị bật khỏi ghế, vì để cho vợ dính đến vụ án Việt Á.

Ông Tô Ân Xô thông báo tiếp tục điều tra vụ án Việt Á

Từ sau khi ông cựu Chủ tịch Phúc tung được câu nói, “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng, liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng”, thì vụ án Việt Á lắng hẳn xuống. Bởi câu nói này là câu nói cực kỳ khôn ngoan của ông cựu Chủ tịch nước, chính nhờ câu nói này, ông Phúc đã đưa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thế khó xử.

Có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng không thể đạp lên cam kết của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mà bắt bà Trần Thị Nguyệt Thu. Đấy là vùng cấm không thể xâm phạm. Nếu ông Trọng cho Tô Lâm khám xét và bắt giữ bà Nguyệt Thu, thì ông ăn nói như thế nào trước công luận, khi mà ông đã cho Trần Cẩm Tú xác nhận, “Vợ và con của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc không liên quan đến Việt Á”.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 mới đây, trả lời câu hỏi liên quan đến kết quả điều tra các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ông Tô Ân Xô, Trung tướng, người phát ngôn của Bộ Công an cho biết, các vụ án được Bộ Công an thực hiện tích cực, khẩn trương, cơ bản hoàn thành đúng tiến độ. Do tính chất phức tạp và có nhiều vụ án phải thực hiện đồng thời, Bộ Công an đề xuất gia hạn điều tra vụ án Việt Á.

Phải chăng đây là dấu hiệu của sự tháo chạy?

Nếu vụ Việt Á không thể đánh lên đến vị trí cựu đệ nhất phu nhân của nhà nước Cộng sản, thì việc mở rộng vụ án Việt Á, cũng chỉ gói gọn trong phạm vi Bộ Y tế. Mà trong Bộ Y tế, còn đó những cấp dưới trong thời kỳ ông Nguyễn Thanh Long làm Bộ trưởng.

Bộ Y tế hiện nay như rắn mất đầu, tuy có Bộ trưởng, nhưng trong vòng 10 tháng qua, bà Đào Hồng Lan cho thấy bà chẳng làm được gì trong tình hình Bộ y tế rối ren như hiện nay. Bà không có chuyên môn, muốn chỉ đạo ngành y phải nhờ tư vấn. Việc Bộ Chính trị thuyên chuyển bà đến Bộ Y tế là cách lấp đầy chỗ trống, chứ không phải là cách chọn đúng người đúng việc. Trong khi đó, các cấp phó của bà có chuyên môn ngành y lại đang lo lắng có thể bị pháp luật sờ đến.

Mới đây, báo chí thông báo, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, xin nghỉ hưu trước tuổi. Nếu theo đúng chế độ, thì thời gian ông Sơn nghỉ hưu sẽ là năm 2025. Báo chí cho biết, ông Nguyễn Trường Sơn xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.

Theo nhận xét của một nhà quan sát giấu tên, đây là dấu hiệu tháo chạy trước đợt càn quét lần hai của lò ông Nguyễn Phú Trọng nhắm vào Việt Á.

Bộ Y tế, nơi được mệnh danh là cơ quan Chính phủ chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Nhưng dưới thời Cộng sản, nó đã biến tướng, trở thành nơi trục lợi trên sự khốn cùng của người bệnh. Nhiều nước trên thế giới chi ngân sách cho y tế là lớn nhất. Mục đích của họ, nếu không miễn phí y tế cho dân, thì cũng hỗ trợ chi phí y tế để dân nghèo có thể tiếp cận. Còn ở Việt Nam, ngân sách của Bộ Y tế chỉ bằng 1/13 ngân sách cho Bộ Công an. Ngành y tế thiếu tiền, thiếu hỗ trợ. Thượng tầng đến hạ tầng cắn xé nhau, giành giật nhau trục lợi. Mà đau nhất là họ trục lợi ngay trên người bệnh nhân khốn khổ.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vnexpress.net/thu-truong-y-te-nguyen-truong-son-nghi-huu-truoc-tuoi-4601689.html

https://zingnews.vn/bo-cong-an-de-xuat-gia-han-dieu-tra-vu-an-viet-a-post1428511.html