Ngày Thương binh liệt sỹ là ngày gì?

Link Vieo: https://youtu.be/sOUtfx3dkEE

Báo RFA ngày 26/7 có bài bình luận của Blogger Gió Bấc về ngày Thương binh liệt sỹ 27/7.  Thoibao.de xin gởi đến quý khán giả bài viết đã được tóm lược dưới đây.

Việt Nam trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh, quá nhiều người Việt đã hy sinh vì đất nước. Đất nước có ngày tưởng niệm liệt sĩ trận vong, ghi ơn tấm gương anh hùng vì nước quên thân là cần thiết. Nhưng đó là ngày nào? Thiết lập trên cơ sở nào? Tất cả phải chính danh, phải phù hợp lịch sử và lợi ích quốc gia.

Cứ đến tháng 7 hằng năm, các tổ chức của Đảng từ các hiệp hội doanh nghiệp đến các thầy chùa phật giáo quốc doanh cũng được huy động vơ vét tiền của các thành viên, phật tử để “cúng dường” cho hoạt động chính trị này.

Không chỉ quyền lợi vật chất, tinh thần, nhà nước còn chia sẻ, mua chuộc các đối tượng gọi là “chính sách” bằng đủ loại ưu quyền khi tuyển sinh, khám chữa bệnh, tuyển dụng…. theo tìm hiểu thì lịch sử ra đời ngày này bắt nguồn từ:

Ngày 27-7-1947, tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra cuộc họp để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch chọn một ngày trong năm làm ngày “Thương binh”. Sau khi xem xét, đã nhất trí lấy ngày 27-7-1947 làm Ngày Thương binh toàn quốc.

Hóa ra ngày 27-7 không có điểm tựa lịch sử nào cả mà chỉ từ sự gợi ý của ông Hồ Chí Minh và là sự lựa chọn ngẫu nhiên của một nhóm người của Đảng Cộng sản, không thể nhân danh, không thể tiêu biểu cho cộng đồng dân tộc.

Ngay khái niệm liệt sĩ hiểu theo nghĩa phổ quát là những người hy sinh thân mình cho đất nước, bất kể thành phần xuất thân, chính kiến chính trị, nhưng với Đảng, lại định nghĩa rằng: Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công“.

Chính với định nghĩa này, ba công an tham gia trấn áp dân bị chết vì lọt giếng ở Đồng Tâm đã được phong liệt sĩ.

Thực tế những đối tượng thương binh, liệt sĩ được vinh danh, khen thưởng tặng quà chủ yếu đều là, chỉ là những người theo cộng sản, thuộc “phe thắng cuộc” trước và trong cuộc chiến 1945-1954, 1954-1975.

Ở góc nhìn khác, có thể gây tranh cãi về chính trị nhưng lại rất chính danh, những người lính VNCH đã nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam cũng xứng đáng trân trọng tôn vinh là liệt sĩ vì thực sự họ đã chiến đấu hy sinh vì đất nước nhưng họ bị xem là ngụy.

Nửa thế kỷ sau chiến tranh đã đủ thông tin, sự kiện để nhìn lại, sai lầm, tội ác chiến tranh 1954-1975 là do những kẻ tạo ra cuộc nồi da xáo thịt mang tên “giải phóng Miền Nam”. Sản sinh ra ngày 27-7 vô nghĩa đó, nhà cầm quyền cố tình bóp méo lịch sử, phủ nhận mọi phong trào cách mạng khác, phủ nhận công lao kháng chiến chống Pháp của các đảng phái, tổ chức phi cộng sản và gia cố cho tấm bình phong đẩm máu đồng bào “giải phóng Miền Nam

Ngay trong hàng ngũ của họ, thái độ đối xử với các thế hệ gọi là liệt sĩ cũng bị lệ thuộc vào lợi ích chính trị của Đảng. Những anh hùng chống Trung Quốc một thời được tôn vinh, được sáng tác thành ca khúc như Lê Đình Chinh, Nguyễn Thị Hồng Chiêm hiện giờ biến mất trong sử sách.

66 hài cốt quân nhân bị thảm sát ở Gạc Ma năm 1988 vẫn còn vất vơ dưới đáy biển và lễ kỷ niệm vinh danh các liệt sĩ này có lúc thành điều cấm kỵ.

Hình: Bài viết trên RFA

Tri ơn, đền ơn liệt sĩ, thương binh, có ngày để tôn vinh kỷ niệm liệt sĩ là cần thiết nhưng với đất nước Việt Nam đã trải qua hàng trăm cuộc chiến vệ quốc chống ngoại xâm, có những cuộc nội chiến hàng trăm năm, hàng chục năm, hàng triệu triệu liệt sĩ đã hy sinh qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau thì ngày nào thật sự xứng đáng, phù hợp để gọi là ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ?

Lịch sử cận và hiện đại, có thời điểm xảy ra cuộc hy sinh đẫm máu mang dấu ấn chuyển biến quan trọng cho một giai đoạn. Nếu chọn một trong những ngày này làm ngày tưởng niệm liệt sĩ thì vừa mang ý nghĩa tri ân vừa tôn vinh lịch sử và kết nối tình đồng bào, dân tộc xuyên suốt nhiều thế hệ.

Rất nhiều ngày mang ý nghĩa trong đại, không cần phải tuyên truyền chỉ cần tổ chức vinh danh đủ cho anh linh liệt sĩ các thế hệ của dân tộc ấm áp thỏa lòng. Chỉ nêu lên sự kiện chân thực đủ để thế hệ đương đại thấu hiểu một cách thực tiễn bài học lịch sử và tấm gương, tinh thần yêu nước.

Chọn ngày lễ cúng Âm Hồn, người ta nhận ra một dân tộc, một triều đại yếu mà không hèn. Vua quan triều đình vứt bỏ cung vàng điện ngọc cùng nhân dân khởi binh kháng chiến.

Chọn ngày Nguyễn Thái học và đồng chí hy sinh là tôn vinh những người tiếp thu tân học nuôi khát vọng độc lập, tự do, dân quyền dân chủ đem mạng sống khơi ngọn đuốc đấu tranh.

Chọn ngày giỗ trận Vị Xuyên hay hải chiến Hoàng Sa, thảm sát Gạc Ma là bài học truyền đời về giá trị máu xương bảo vệ độc lập chủ quyền, cương thổ.

Chọn một trong những ngày lịch sử ấy là ngày tôn vinh liệt sĩ không chỉ là thành tâm tri ân liệt sĩ mà còn thật sự đoàn kết cộng đồng dân tộc, nuôi dưỡng hùng khí cho thế hệ tương lai.

Xuân Hưng

>>> Từ CCRĐ đến chuyến bay giải cứu, tay thực hiện tội ác, miệng nói nhân văn!

>>> Người có “siêu bùa” linh nhất Việt Nam sắp đi hầu tòa bằng Rolls Royce hay G63?

>>> Cao hứng, báo quốc doanh đặt đội tuyển bóng đá nữ trên cả “Bác Hồ”!

>>> Chuyện hài giáo dục XHCN, giáo viên “lên đồng” tập thể viết tâm thư xin tha cho tội phạm!

Cú ngã ngựa của Tần Cương.


Kasse animation 7.8.2023