Truy tố 38 bị can liên quan Việt Á, trong đó có hai cựu bộ trưởng

Link Video: https://youtu.be/2kWV2oXfUaw

Ngày 30/9, RFA loan tin, “Vụ Việt Á: Truy tố 38 người, cựu Bộ trưởng Y tế nhận hối lộ 2,25 triệu USD”.

Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam vào ngày 30/9 đã ban hành cáo trạng, truy tố 38 bị can trong vụ án Công ty Việt Á nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19.

RFA dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam cho biết, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị truy tố tội nhận hối lộ 2,25 triệu USD, để tạo điều kiện cho Công Ty Việt Á trong cấp phép lưu hành, bán bộ xét nghiệm COVID-19.

Ngoài ông Long, còn năm người khác thuộc ngành y tế và khoa học – công nghệ, từ cấp Trung ương đến địa phương, bị truy tố tội nhận hối lộ, gồm các ông: Nguyễn Huỳnh – Thư ký của ông Long; Nguyễn Minh Tuấn và Nguyễn Nam Liên – hai vụ trưởng thuộc Bộ Y tế; Phạm Duy Tuyến – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hải Dương; Trịnh Thanh Hùng – Vụ phó công tác tại Bộ Khoa học Công nghệ.

Danh sách bị truy tố còn có các cựu quan chức Bộ Khoa học Công nghệ, gồm các ông: Chu Ngọc Anh – Bộ trưởng; Phạm Công Tạc – Thứ trưởng; Trợ lý Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là Nguyễn Văn Trịnh… RFA cho hay.

Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam, Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ tổng cộng 106 tỷ đồng, gồm 3 triệu USD cho sáu quan chức, để được tham gia nghiên cứu, kinh doanh bộ xét nghiệm, cấp số đăng ký lưu hành sản phẩm, hiệp thương giá…

RFA nhắc lại lời ông Nguyễn Văn Yên, Phó ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phát biểu với báo chí ngày 16/8, cho biết, đã có chỉ đạo về việc xét xử vụ Việt Á, liên quan đến nhiều quan chức Chính phủ Trung ương và địa phương, mà theo đó, sẽ có một nhóm được cho là “thứ yếu” và sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ông Phó Ban Nội chính Nguyễn Văn Yên cho biết, Ban chỉ đạo Trung ương đã đưa ra tám yêu cầu cụ thể liên quan đến vụ án, và cả tám yêu cầu này đã được các cơ quan làm rõ, có 33 vụ án được khởi tố với trên 111 bị can, với sáu tội danh.

Hình: Bản tin trên RFA

RFA cho biết, cũng theo người đại diện Ban Nội chính, Ban chỉ đạo Trung ương đã có chủ trương, chỉ đạo phân loại xử lý đối tượng một cách khoa học, và cũng rất nhân văn, nhân ái, nhưng cũng rất nghiêm khắc.

Ban Chỉ đạo Trung ương phân loại các nhóm phạm tội trong vụ án này thành nhóm người có chức vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định của Đảng và Nhà nước, đem lại lợi ích cho Việt Á, thì bị nghiêm trị.

Nhóm thứ hai là nhóm chủ mưu, cầm đầu, chiếm đoạt số tiền lớn cũng bị nghiêm trị, hết khung, hết khoản.

Nhóm thứ yếu được xác định là nhóm “phải thực hiện theo mệnh lệnh. Đặc biệt, họ không có động cơ vụ lợi và không được hưởng lợi. Họ ở tuyến đầu chống dịch và vi phạm chủ yếu trong hoạt động đấu thầu”.

Theo truyền thông nhà nước, từ tháng 9/2021, Cục Cảnh sát Kinh tế Bộ Công an (C03) đã nắm được thông tin về việc giá thành mua, bán kit test xét nghiệm Covid-19 trên thị trường cao bất thường. Từ những nghi vấn này, C03 đã bóc gỡ ra một trong những đại án lớn nhất hiện nay, liên quan đến 2 bộ trưởng, hàng loạt giám đốc CDC, hàng trăm cán bộ ngành CDC và ngành y tế.

Còn theo dư luận, đại án Việt Á cũng chỉ là một vụ đấu đá, tranh giành quyền lực nội bộ, dưới vỏ bọc chống tham nhũng. Bởi qua vụ này, một Chủ tịch nước và một Phó Thủ tướng đã phải ngã ngựa, về vườn đuổi gà.

Đại án Việt Á cũng chỉ là hậu quả của chính sách chống dịch một cách cực đoan của chính quyền, và tất nhiên là có sự chỉ đạo của Đảng.

Thu Phương

>>> Khi học sinh trở thành con tin của nhà giáo thổ phỉ

>>> Một công ty hóa chất của Mỹ bị phạt hơn 218 triệu đô vì đưa hối lộ ở Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam

>>> Dù thua lỗ, VinFast vẫn lên kế hoạch mở thêm nhà máy ở Ấn Độ và Indonesia

>>> Việt Nam vẫn thường xuyên cử cán bộ sang đào tạo ở Trung Quốc từ nhiều năm qua

Bộ Công an thông báo tìm bị hại mua trái phiếu của các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát

Kasse animation 7.8.2023