Bội chi khủng, Thủ Chính sẽ lại cho khoan sức dân bù vào

Năm 2022, trong Báo cáo bổ sung về tài chính – ngân sách gửi đến Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết, bội chi ngân sách nhà nước năm 2022 khoảng 342.600 tỷ đồng, tương đương khoảng 14 tỷ đô la Mỹ, tương đương với 3,6% GDP.

Tuy nhiên, năm nay, theo thông báo thì bội chi ngân sách lên đến 4%, tương đương 16,4 tỷ đô la Mỹ. Vậy là, bội chi ngân sách đang leo thang.

Mới đây, Chính phủ của ông Phạm Minh Chính đề nghị được vay con số khổng lồ, lên đến hơn 676.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 27,5 tỷ USD) để bù đắp bội chi, trả nợ gốc và cho vay lại. Như vậy thì, khoản tiền cho vay lại vào khoảng 11,1 tỷ đô la Mỹ. Vậy câu hỏi đặt ra là, Chính phủ sẽ cho những đối tượng nào vay lại?

Những đối tượng được Chính phủ cho vay lại gồm: các ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết, các ủy ban nhân dân tỉnh nghèo sẽ được “vay lại” các khoản này, những đơn vị cấp tỉnh làm ra nhiều tiền thì không được vay.

Thiệt thòi nhất là Ủy ban Nhân dân thành phố HCM, năm nào cũng bị tước mất 82% thu nhập, để nộp cho Trung ương. Còn các doanh nghiệp nhà nước vay lại thường được hưởng ưu đãi lãi suất thấp.

Bội chi có nhiều nguyên nhân, nếu bội chi vì đầu tư công, thì đấy là bội chi có ích. Ví dụ bội chi vì nâng cấp đường xá, bệnh viện, trường trạm… để phát triển xã hội, thì những đồng tiền bội chi ngân sách ấy có thể giúp nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, việc cho những tỉnh nghèo thích xây tượng đài nghìn tỷ, xây nhà hát ngàn tỷ, xây cổng chào trăm tỷ, xây nhà tưởng niệm cho các quan chức đã chết đến hàng trăm tỷ đồng… thì đấy là những đồng tiền bội chi vô ích. Nó không giúp cho xã hội phát triển, mà chỉ đốt tiền.

 

Ngoài ra, những khoản cho các doanh nghiệp nhà nước vay lại cũng là cách tạo điều kiện cho những doanh nghiệp này “lờn thuốc”. Nếu được Chính phủ cho vay lại, thì doanh nghiệp dại gì không báo lỗ, để được nhận những khoản vay này mà rút rỉa?

Ví dụ như năm 2021, Vietnam Airlines được vay 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, nhưng rồi, hãng bay này lại than lỗ tiếp vào những năm sau. Được vay ưu đãi với lãi suất 0%, thì dại gì không tìm cách kiếm thêm những khoản vay như thế nữa?

Bội chi ở Việt Nam không những đến từ những khoản chi vô ích, mà nó còn đến từ tham nhũng. Đây là khoản tiền không thể tính toán ra được. Và chính nó đã giúp các quan chức có biệt phủ, có ô tô, có tiền cho con du học Âu Mỹ…

Thậm chí có tiền để mua quốc tịch nước ngoài thủ sẵn, nếu có biến thì trốn thoát dễ dàng. Những khoản tiền mất mát vì nguyên nhân này không thể thống kê, nhưng nó rất kinh khủng.

Vậy câu hỏi đặt ra là, năm nào cũng bội chi ngân sách, thì Chính phủ lấy tiền đâu ra mà bù đắp? Chẳng lẽ cứ để bội chi leo thang như thế? Thực ra, việc bù đắp bội chi ngân sách chính là in tiền. Lạm phát chính là một loại thuế vô hình mà chính quyền Cộng sản đánh vào người dân.

Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi thì các mặt hàng thiết yếu đều trượt giá từ 10% đến 20%, có mặt hàng còn cao hơn. Nhưng tỷ lệ lạm phát được nhà nước thông báo thì chỉ dưới 4%. Con số thông báo được cho là đã gọt đẽo để mị dân.

Quốc gia nào cũng có lạm phát, tuy nhiên, mức lạm phát của các quốc gia khác thường được khống chế ở mức thấp, để dân không bị khoan quá nhiều vào túi tiền. Nhưng với Việt Nam, nhà nước để mặc cho vật giá leo thang rất đáng báo động, và con số thống kê được thông báo thường thì lại rất thấp.

Người dân đang phải gồng lưng gánh cho những đồng tiền mà chính quyền sử dụng một cách vô ích, cũng như trả phải cho túi tham của quan chức chính quyền, từ Trung ương đến địa phương. Ở đất nước này, dân không được quyền nói. Nếu dám lên tiếng thì sẽ có Tô Lâm cho lính đến tận nhà xử lý. Làm công dân Việt Nam được Đảng đối xử như thế đấy.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023