“Tòa án Nhân dân” là một cụm từ gây khiếp sợ cho không biết bao nhiêu người, vì chính cái tòa án này đã gây ra không biết bao nhiêu nỗi hàm oan.
Với việc thừa nhận bằng chứng mua ngoài chợ để kết án tử cho Hồ Duy Hải, thì ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao – là kẻ đã ra tay sát hại một con người. So với hung thủ thật sát hại 2 cô gái ở Bưu Điện Cầu Voi, thì ông Nguyễn Hòa Bình còn tàn ác hơn. Mà còn tồi tệ hơn khi ông Nguyễn Hòa Bình khệnh khạng trong vai trò là quan tòa – kẻ có quyền nắm sinh mệnh người khác.
Khi quan tòa đạp lên quy trình tố tụng hình sự, thì việc làm của họ còn đáng sợ hơn cả những tên sát nhân máu lạnh. Bởi những tên sát nhân gây án xong thì phải bỏ trốn, còn quan tòa cấp cao xử oan rồi biến nó trở thành một thứ “án lệ”, khiến nhiều quan tòa khác cũng làm theo, từ đó, cái ác được nhân rộng dưới sự bảo kê của pháp luật.
Đâu chỉ có Hồ Duy Hải bị xử oan tội giết người, mà còn có Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh, trong đó, tử tù oan Lê Văn Mạnh đã bị cái gọi là “Tòa án Nhân dân” ấy cho xử tử, bất chấp bản án có dấu hiệu oan sai.
Ngoài 3 tử tù oan được xã hội lên tiếng này, thì có lẽ, còn rất nhiều tử tù oan khác cũng đã phải chết tức tưởi, bởi những phiên tòa tệ hại như thế. Khi tòa án mà đạp lên quy trình tố tụng, nó trở thành vũ khí giết người đáng sợ nhất. Khi đó, không nên gọi là “Tòa án Nhân dân” mà nên gọi là “Tòa ác nhân dân” mới hợp lý.
Thường thì, khi người ta thiếu gì sẽ thèm khát thứ đó. Ngành công an thiếu đi sự tử tế, nên họ rất thèm khát được xã hội thừa nhận rằng, họ là lực lượng biết “vì dân”. Vì thế, năm nào ngành này cũng lợi dụng những kỳ thi tốt nghiệp của học sinh, để dàn dựng cảnh công an giúp học sinh ngủ nướng đến trường đúng giờ. Ngoài ra, ngành này cũng thường dàn dựng hình ảnh cảnh sát giao thông giúp người già qua đường, công an giúp nông dân gặt lúa…
Ngành tòa án cũng không kém cạnh so với công an, họ đã xử ác với dân không biết bao nhiêu vụ. Mặc dù, ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định trước truyền thông là không có án oan, nhưng chẳng ai tin. Vụ án Hồ Duy Hải do chính ông ta xử là một vết nhơ không thể rửa được. Vụ án này đã gắn chết với sự nghiệp chính trị của ông Chánh án gốc Quảng Ngãi này.
Ngày 1/11, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao – cho cơ quan của ông phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Tòa án Nhân dân.
Các hội đoàn do nhà nước thành lập sống bám vào ngân sách nhà nước, và Hội Nhạc sĩ cũng thế. Đã là ăn bám vào ngân sách thì phải làm nô bộc, và đây là lúc mà Hội Nhạc sỹ thực hiện sứ mệnh đó.
Thực tế thì, hình ảnh của ngành tòa án đối với người dân đã quá tệ hại. Muốn lấy lại hình ảnh thì cần phải cải cách tư pháp theo chiều hướng tư pháp độc lập, như các nước dân chủ. Chỉ khi có tư pháp độc lập, thì toà án mới công tâm, mới bảo vệ công lý.
Tuy nhiên, khi nói đến “tư pháp độc lập” thì Đảng Cộng sản điên cuồng chống đối. Họ dùng tòa án làm công cụ để tạo ra những bản án bỏ túi theo lệnh của Đảng, để họ dễ bề cai trị dân. “Tòa án Nhân dân” của Cộng sản tham gia vào những phiên xử nhuốm màu tội ác đối với những người bất đồng chính kiến, những người mà Đảng muốn triệt hạ. Để rồi từ đó, sự tàn ác lan qua những vấn đề xã hội khác, mà như người dân đã chứng kiến qua vụ Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Lê văn Mạnh, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long vv…
Hiện nay, ngành tòa án đang thèm khát được tung hô và họ nhờ đến Hội nhạc sĩ nô bộc. Không rõ, có nhạc sĩ nào đủ can đảm để sáng tác ca khúc ca ngợi ngành này hay không. Nếu có, thì những “sáng tác” này rồi cũng để cho ngành tòa án tự hát và tự sướng, chứ không bao giờ nhân dân thừa nhận sự tử tế của tòa án Cộng sản.
Ngành tòa án Việt Nam, chỉ là công cụ của Satan mà thôi.
Ý Nhi -thoibao.de