Sự ngớ ngẩn của Tổng Trọng và chính sách “ngoại giao cây tre”: Lắm mối, tối nằm không?

Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được giới quan sát đánh giá là không kiên định, và gọi là chính sách ngoại giao “đu dây”. Còn Tổng Bí thư Trọng thì ví von, gọi là chính sách “ngoại giao cây tre”.

Chỉ trong năm 2023, Việt Nam đã liên tiếp lập cú double trong việc nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức đối tác “chiến lược toàn diện”, với Hoa Kỳ (9/2023) và Nhật Bản (12/2023). Điều này được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định sự coi trọng và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Báo Tuổi Trẻ ngày 30/11 đưa tin, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa đến thăm Việt Nam. Ông Vương Nghị đã có các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao ở Hà Nội trong hai ngày qua, để thảo luận một loạt các vấn đề về hợp tác, cam kết tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Một nguồn thạo tin tiết lộ với thoibao.de rằng, mục đích chính của Vương Nghị khi đến Việt Nam lần này, là kiểm tra công tác chuẩn bị cho chuyến thăm dự kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ tới Việt Nam trong tháng 12/2023.

Tại cuộc gặp giữa ông Vương Nghị và Chủ tịch nước Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh: “Việt – Trung là láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, cùng kiên trì đi lên Chủ nghĩa Xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.

Tương tự, VnExpress cho biết, tại buổi đón tiếp ông Vương Nghị, ngày 1/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự trân trọng những giúp đỡ của Trung Quốc, đồng thời, ông Trọng cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam “ưu tiên hàng đầu mối quan hệ Việt – Trung, ủng hộ một nước Trung Quốc Xã hội Chủ nghĩa…”

Xin được nhắc lại, các quan chức lãnh đạo Việt Nam trong thời gian gần đây, đã nhiều lần đề nghị Hoa Kỳ và các nước phương Tây công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, với hy vọng nhận được sự hỗ trợ và ưu đãi của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Vậy mà, khi nói với lãnh đạo Trung Quốc, ông Võ Văn Thưởng lại nhấn mạnh: “… Việt – Trung cùng kiên trì đi lên Chủ nghĩa Xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.

Giới phân tích có những ý kiến đáng suy nghĩ về thái độ “ma trơi”, nhưng ngu ngốc của ban lãnh đạo Hà Nội:

  1. Việt Nam đã chọn chơi với tất cả các nước: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ… Bây giờ, tất cả đều là bạn, không còn phân biệt chế độ chính trị độc tài hay dân chủ, tư bản hay Cộng sản, quan hệ nào cũng sâu sắc, để vươn lên những tầm cao mới?

Người Việt Nam có câu “Lắm mối tối nằm không”. Mối quan hệ ngoại giao của Hà Nội giống như của cô gái có lắm bạn trai, với mục đích quan hệ chỉ để đào mỏ, kiếm tý “cảm giác lạ”. Người như thế thì không bao giờ trung thành với chồng con, quá đà một tí là trở thành hạng đĩ điếm.

  1. Trong các quốc gia là Đối tác Chiến lược Toàn diện của Việt Nam, nếu so sánh thì ban lãnh đạo Hà Nội thật lòng nhất vẫn là Nga và Trung Quốc. Song, rõ ràng, Hà Nội dựa vào Nga hay Trung Quốc thì Việt Nam chẳng hề được sơ múi gì về kinh tế. Nhưng cái được lớn nhất là, cả Bắc Kinh và Moscow sẽ bảo vệ cho chế độ Hà Nội tồn tại. Tất cả các chính sách, hành động của Nga, hay Trung Quốc, đều được Việt Nam giơ tay ủng hộ, vì lý do như thế.
  2. Song, lãnh đạo Hà Nội không biết rằng, việc ăn ở hai mặt, kiểu “lá mặt, lá trái”, Hoa Kỳ và các nước phương Tây rất ghét. Họ biết rõ, song họ giả vờ coi như không quan tâm. Lãnh đạo Hà Nội tưởng rằng như thế khôn, nhưng hoá ra dại. Vì rõ ràng, Việt Nam có được tiếng không phân biệt đối tác, nhưng dứt khoát không có miếng về kinh tế.

Đó là lý do vì sao, Việt nam đã ký kết, trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện với Mỹ, Nhật…, nhưng vẫn phải xin họ công nhận là nền kinh tế thị trường, trong khi họ dứt khoá không.

Mục tiêu chiến lược dài hạn của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây, là xóa sổ tất cả các quốc gia độc tài, các thể chế chính trị chuyên quyền. Vì đó là mầm mống của sự bất ổn của thế giới trên bình diện toàn cầu.

Do đó, lãnh đạo Việt Nam, đừng có bao giờ nghĩ rằng, có thể sử dụng chính sách 2 mặt để đánh lừa Mỹ, phương Tây, Nhật Bản… Đã chọn phe thì chọn duy nhất một bên, chứ không thể đu dây hay ngoại giao hai hàng.

Việt Nam có thể học bài học của Hunsen ở Cambodia, dựa hẳn vào Bắc Kinh. Đổi lại, Trung Quốc sẽ đền đáp về mặt kinh tế, bền vững về chính trị. Khi có biến thì lãnh đạo Việt Nam qua lánh nạn ở Trung Quốc, như Hoàng Văn Hoan trước đây.

Nếu đã quyết tâm nâng cấp quan hệ với Mỹ, Nhật và các quốc gia phương Tây, thì hãy đồng hành, đi hẳn luôn với họ. Khi có biến, họ sẽ giúp, bài học Biển Đông còn sờ sờ ra đó. Xin hỏi, giả sử bây giờ Trung Quốc tiến đánh các đảo tiền tiêu của Việt Nam trên Quần đảo Trường sa thì ai sẽ cứu?

Đừng quên, một khi Ban lãnh đạo Hà Nội vẫn nước đôi, vừa dựa vào Hoa Kỳ và phương Tây để phát triển kinh tế, nhưng vẫn dựa vào Trung Quốc và Nga để bảo vệ chế độ độc tài, thì không bao giờ Mỹ và phương Tây chịu mở hầu bao giúp đỡ. Ít có khả năng Mỹ sẽ công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam./.

Trà My – Thoibao.de