Hạ Ba Dũng, dựng lò đốt củi, bị phản. Liệu Tổng có trấn át được Tô trước khi xuống lỗ?

 

Từ khi nắm ghế Tổng Bí thư vào năm 2011, cho đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng luôn tìm mọi cách để ở lại ghế này lâu nhất có thể.

Ở nhiệm kỳ đầu, ông đã tìm mọi cách để hạ Nguyễn Tấn Dũng, và đây cũng là cách để ông vượt qua giới hạn tuổi trong nhiệm kỳ thứ 2. Bởi chỉ khi trở thành người có quyền lực mạnh nhất, ông mới có thể đạp lên Điều lệ Đảng, để ban ân huệ cho chính ông. Năm 2016, Nguyễn Tấn Dũng xem như “buông súng” đầu hàng. Ông Dũng chấp nhận rời chính trường vì quá tuổi, trong khi đó, ông Trọng còn cao tuổi hơn, lại được ở lại Bộ Chính trị.

Để tiếp tục được hưởng vị ngọt của đặc quyền “luật là tao, tao là luật”, thì ông Trọng phải có kế hoạch, để duy trì quyền lực đỉnh cao, duy trì thế mạnh vô đối trước mọi đối thủ. Đó là lý do mà ông dựng lên “cái lò”, để đốt hết những kẻ có nguy cơ làm suy giảm quyền lực của ông.

Nhiệm kỳ 2016 – 2021 là giai đoạn mà quyền lực của Nguyễn Phú Trọng lên cực đỉnh. Nếu nói, trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, ông Trọng khá vất vả, vì không nắm được Bộ Công an, thì ở nhiệm kỳ 2016 – 2021, ông đã nắm hoàn toàn Bộ Công an, thông qua Tô Lâm.

Vào năm 2019, khi ông Trọng bị đại hạn tại Kiên Giang suýt chết, tưởng chừng như ông phải từ bỏ quyền lực, nhưng ông kiên quyết không chịu nhả. Lúc đó, sức mạnh chính trị của ông quá lớn, nên không ai dám đoạt ngôi, chứ chẳng phải những kẻ bên dưới tử tế đến mức chờ ông phục hồi sức khoẻ.

Sau lần gặp họa ở Kiên Giang, ắt hẳn, ông Trọng cũng thấy được, ích lợi của quyền lực tuyệt đối là như thế nào, và thế là, ông lại tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3. Có lẽ, ông Trọng muốn ngồi ghế Tổng Bí thư suốt đời, và có thể, ông đã dự tính đến nhiệm kỳ thứ 4, sau 2 năm nữa.

Dùng quyền lực tuyệt đối để tạo sự an toàn cho chính mình, thì đó chỉ là cái an toàn giả tạo. Bởi dùng sức mạnh để đè bẹp kẻ khác, chỉ là kế sách tạm thời, bởi những người bị đè bẹp ấy không phục. Nếu có ai đó dại dột phản kháng, thì sẽ bị ông Tổng Bí thư quăng vào lò. Còn người “khôn” luôn vâng lệnh ông Tổng, chẳng qua chỉ để che dấu mục đích thật sự, ủ mưu đợi đến thời điểm chín muồi, thì sẽ tạo phản.

Trước khi tạo phản, Tô Lâm là cánh tay đắc lực cho Tổng Trọng. Ông Lâm luôn răm rắp vâng lệnh ông Trọng, chấp nhận tiếng xấu, ví dụ như việc sang Đức bắt cóc người, chịu mang tiếng xấu. Tuy nhiên, khi thời cơ đến, và khi đã đủ lông đủ cánh, Tô Lâm liền tạo phản. Và giờ đây, Tô Lâm chính là đối thủ lớn nhất, khó nhằn nhất, của Tổng Trọng.

Từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư cho đến nay, đã 13 năm, nhưng ông chưa gặp phải đối thủ nào có khả năng uy hiếp đến chức Tổng Bí thư của ông, như ông Tô Lâm. Kể cả Nguyễn Tấn Dũng trước đây, cũng không đủ sức để đe dọa ghế Tổng Bí thư, bằng Tô Lâm lúc này.

Để tự bảo vệ thì nhiệm vụ lớn nhất của ông Trọng tại thời điểm này, là phải ra tay “dẹp loạn”. Chỉ có dẹp được Tô Lâm, thì ông mới tiếp tục được giấc mơ quyền lực, bằng không, ông sẽ bị chính Tô Lâm truất phế trong một tương lai không xa.

Sức khỏe của Tổng Trọng đã rất yếu, ông cần được chăm sóc y tế thường xuyên. Như vậy, ông vừa phải chạy đua trong việc loại bỏ Tô Lâm, vừa phải duy trì sức khỏe. Liệu ông có thể loại được Tô Lâm trước khi xuống lỗ hay không, là một bài toán khó.

Tô Lâm đã loại được Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai. Xem ra, Tổng Trọng không dễ gì thành công trong việc hạ bệ Tô Lâm trước khi nhắm mắt.

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de