Tổng Trọng lại định chơi tiếp chiêu lừa nhưng đã bị Tô Chủ tịch bắt bài?

Sự mập mờ của truyền thông nhà nước trong thời gian gần đây, xung quanh các hoạt động của Quốc hội, đã làm dấy lên nghi ngờ về một “màn ảo thuật thứ 2” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với ông Tô Lâm.

Trước kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa 15, ngày 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo: “Nội dung nhân sự Bộ trưởng Công an vẫn chờ cơ quan có thẩm quyền… Vì vậy, Quốc hội sẽ không thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm, trong kỳ họp này.”

Nhưng tới ngày 22/5, tức là chỉ 4 ngày sau đó, Quốc hội đã bất ngờ điều chỉnh chương trình, bổ sung thêm nội dung miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm. Tuy nhiên, Quốc hội không phê chuẩn nhân sự mới cho chức danh này. Điều đó đã đẩy ông Tô Lâm – tân Chủ tịch nước vào thế đã bị mắc lỡm phe Tổng Trọng.

Tương tự, truyền thông nhà nước cũng mập mờ khi loan tin, “điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7” sắp tới. Báo Đại Đoàn Kết cho hay, nội dung điều chỉnh là việc bổ sung công tác nhân sự vào chương trình họp.

Thông tin này đã nhanh chóng biến mất trên báo Đại Đoàn Kết, nhưng vẫn có thể xem được trên các trang báo khác, với nội dung:

“Thông cáo báo chí số 13 kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa 15 cho biết, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành cuộc họp với nhiều nội dung. Trong đó, Văn phòng Quốc hội thông tin rằng, chiều 3/6, Quốc hội đã họp riêng để xem xét, biểu quyết, thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15.”

Theo giới quan sát, đến nay, 2 chức danh Bộ trưởng Bộ Công an và Phó Chủ tịch Quốc hội vẫn còn chưa kiện toàn. Cho nên, khả năng cao, trong kỳ họp tới đây, Quốc hội bổ sung điều chỉnh nội dung nhân sự cho hai chức vụ này.

Có những ý kiến cho rằng, với sự bất ổn của chính trường Việt Nam hiện nay, có khả năng sẽ xảy ra “biến động” lớn, buộc giới lãnh đạo phải chỉ đạo Quốc hội phê chuẩn ngay nhân sự cho vị trí Bộ trưởng Bộ Công an (!?). Bởi câu hỏi, “Ai sẽ là tân Bộ trưởng Công an?” là vấn đề rất quan trọng tại thời điểm này.

Tuy nhiên, việc lựa chọn tân Bộ trưởng Công an vào thời điểm này, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt là mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, vốn là đồng minh có cùng ý thức hệ Cộng sản.

Trong bài viết mới đây trên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, ngày 5/6, cho biết, Bắc Kinh có thể hưởng lợi từ những cải tổ chính trị ở Việt Nam. Tác giả tiết lộ, “có ý kiến cho rằng, các lãnh đạo bên Đảng sẽ thân Trung Quốc, còn các lãnh đạo bên Chính phủ sẽ thân với Mỹ hơn”.

Vẫn theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, “Trung Quốc sẽ để ý hơn tới việc gia tăng quan hệ, cũng như tăng cường hỗ trợ cho các chính trị gia thân Trung Quốc, trong Ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay.”

Điều này đã khiến cho người ta nghĩ về một xu hướng chia rẽ trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, trước Đại hội 12, năm 2016. Khi đó, nhiều ý kiến cho rằng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có xu hướng phóng khoáng với phương Tây. Ông không ngần ngại tuyên bố, “không đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viển vông”, khi nói về quan hệ với Trung Quốc.

Đây là một trong những lý do khiến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thất bại vào phút thứ 89, để ngậm ngùi về “làm người tử tế”.

Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ông Tô Lâm, người đang trong vị thế “đối đầu” với phần còn lại, chiếm đa số trong Bộ Chính trị, do Tổng Trọng và “giới chức có thẩm quyền” dẫn dắt.

Việc chỉ sau ít giờ, khi cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm vừa ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lập tức ký quyết định, để “Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, được phân công điều hành hoạt động của Bộ”. Đây là một điều rất khó tin, trong khi nguồn thạo tin vẫn khẳng định, Tô Lâm và Phạm Minh Chính nằm trong một liên minh, chống lại Tổng Trọng.

Mới nhất, truyền thông nhà nước đã chính thức đưa tin, Thượng tướng Lương Tam Quang – Thứ trưởng Bộ Công an, đã chính thức được Quốc hội thông qua nghị quyết, giữ chức Bộ trưởng, và đã được Chủ tịch nước Tô Lâm phê chuẩn.

Điều đó cho thấy, Tổng Trọng và “giới chức có thẩm quyền”, dù nắm số phiếu tuyệt đối trong Bộ Chính trị, cũng như có sự hậu thuẫn tích cực của Bắc Kinh, nhưng đã hoàn toàn thất bại. Để cuối cùng, chiếc ghế mà ông Tô Lâm vẫn nuôi hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh cũng như sinh lực cho ông, khi ngồi trên chiếc ghế Chủ tịch nước, đã trở thành sự thật.

Dẫu rằng, theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, “vào tháng 1/2024, ông Tô Lâm đã hỏi để xin lời khuyên từ các nhà lãnh đạo an ninh Trung Quốc, về cách duy trì sự kiểm soát và lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam,”./.

 

Trà My – Thoibao.de