Sau khi Bình “tòa” rời khỏi ghế chánh án, liệu vụ án Hồ Duy Hải có được giải quyết không?

Theo giới quan sát và phân tích quốc tế, Đại hội Đảng khóa 13 mới đi qua 2/3 nhiệm kỳ, nhưng có lẽ là giai đoạn biến động nhân sự nhiều nhất, trên chính trường Việt Nam.

Việc Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội phải liên tiếp phải triệu tập những hội nghị và kỳ họp bất thường, để xem xét và xử lý vấn đề nhân sự, đã chứng tỏ điều đó.

Ngày 26/8, kỳ họp bất thường lần thứ 8 Quốc hội khóa 15, đã khai mạc, để xem xét, quyết định, về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền Quốc hội. Theo đó, Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn, bổ nhiệm 3 phó thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; bầu Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Một nội dung được công luận hết sức quan tâm trong kỳ họp lần này, là cuộc đua vào các ghế phó thủ tướng, đặc biệt là ghế Phó Thủ tướng Thường trực. Những cuộc đua này cũng gay cấn không kém cuộc đua giành chức Tổng Bí thư gần đây.

Các ý kiến trên mạng xã hội nhận xét, tuy mang danh là kỳ họp bất thường của Quốc hội, nhưng thực chất, Quốc hội chỉ “diễn” cho dân xem, và bỏ phiếu theo “chỉ định”. Thực ra, các vị trí nói trên đã được Tổng đạo diễn Tô Lâm sắp đặt sẵn. Đây là cơ hội vàng của Tổng Bí thư Tô Lâm, với lý do, khi các quan tranh nhau mua ghế phó thủ tướng, thì cơn lũ tiền sẽ đổ về nhà họ Tô và phe cánh.

Nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, không chỉ riêng Tổng Bí thư Tô Lâm, mà nhóm “Tứ trụ” của Việt Nam, lâu nay đều sở hữu nhiều tỷ USD, do “cướp bóc” và tham nhũng mà có. Song, ông Tô Lâm và phe cánh Công an từ nay sẽ giàu có một cách “siêu tốc”, tới mức, cỡ Vượng Vin chỉ là một con muỗi để cạnh một con voi.

Theo đó, quy trình đầu tư quyền lực cho lãnh đạo các cấp, từ Trung ương đến địa phương, là: Bỏ tiền mua ghế, rồi vơ vét, tham nhũng một thời gian ngắn để hoàn vốn và có lãi; sau đó, lại mua ghế có vị trí quyền lực cao hơn, lại tiếp tục vơ vét với mức độ lớn hơn, theo mô hình xoáy trôn ốc hình tháp ngược.

Cuối ngày 26/8, truyền thông nhà nước chính thức công bố:

  1. Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, bổ nhiệm một số phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021 – 2026, đối với các ông Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.
  2. Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021 – 2026, đối với ông Nguyễn Huy Tiến.
  3. Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, về việc bổ nhiệm Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 – 2026, đối với các ông: Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường; Nguyễn Hải Ninh – Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
  4. Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao của ông Nguyễn Hòa Bình, và chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao của ông Lê Minh Trí.
  5. Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng, miễn nhiệm chức Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Trần Lưu Quang, vì đã được Bộ Chính trị bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Kết quả vừa kể không có gì thay đổi so với các thông tin mà thoibao.de đã công bố trước đây nhiều ngày.

Nguồn tin nội bộ của thoibao.de từng cho biết, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nằm trong danh sách ứng viên Phó Thủ tướng Thường trực, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Không chỉ vì là bạn học đồng niên với ông Tô Lâm tại Đại học Công an trước đây, ông Nguyễn Hòa Bình là đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, mà đã ngồi ghế Phó Thủ tướng, thì đương nhiên phải là Phó Thủ tướng Thường trực.

Quan trọng hơn, Chánh án Bình dính scandal tử tù oan Hồ Duy Hải – một chiếc “gân gà” nuốt không trôi, nhả không ra, và đây là giải pháp tháo ngòi nổ. Việc đưa ông Lê Minh Trí thay chức Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, cũng để tạo điều kiện chấm dứt vụ án oan kéo dài hơn chục năm này.

Theo đánh giá của công luận, đây có thể sẽ là một động thái của Tổng Bí thư Tô Lâm, để ông  lấy điểm với công luận qua việc giải quyết một vấn đề mà dư luận xã hội lâu nay bức xúc.

 

Trà My – Thoibao.de