Phải chăng Trung Quốc răn đe Tô Lâm chớ có “nghiêng” quá đà về phía Mỹ?

Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch Tô Lâm được đảng Cộng sản Việt nam giao trọng trách lãnh đạo đất nước. Theo giới phân tích đánh giá, chính sách đối ngoại “ngoại giao cây tre” của Tổng Bí thư Trọng dưới thời ông Tô Lâm sẽ không thay đổi.

Chỉ 2 tuần sau khi nhậm chức tân Tổng Bí thư, Tô Lâm với cương vị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đã cấp tốc viếng thăm Trung quốc. Việc chọn Trung Quốc là cường quốc đầu tiên của ông Tô Lâm không có gì là đặc biệt, với lý do đây là thông lệ của các lãnh đạo tối cao của Việt nam.

Tuy nhiên theo giới ngoại giao tiết lộ cho hay, Tổng Bí thư Tô Lâm “vội vã” sang Bắc kinh bởi lý do để chuẩn bị cho chuyến đến Hoa Kỳ vào tháng 9 tới đây để tham dự Kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sẽ khai mạc ngày 10 và bế mạc ngày 24/9/2024. Nhiều nguồn tin hành lang cho hay, khả năng cao ông Tô Lâm sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden trong chuyến công du lần này.

Sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Trung quốc “rốt ráo”, với thời gian rút ngắn tới gần một nửa theo kế hoạch ban đầu. Đánh giá về chuyến thăm, truyền thông quốc tế đã đưa ra nhận xét:

“Trong chuyến thăm lần này tới Bắc Kinh của ông Tô Lâm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh về cái gọi là “chia sẻ tương lai” giữa hai nước. Tuy nhiên, các mục đích của hai nước láng giềng vốn có hệ thống chính trị tương đồng lại không tương thích. Đó là các vấn đề về chủ quyền ở Biển Đông nơi Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng nước khiến Hà Nội khó chịu. Trong khi lãnh đạo hai nước đang “đạp xe” hướng về phía trước thì dường như họ lại đang đạp về hai hướng khác nhau.

Việc ban lãnh đạo Trung quốc đưa máy bay tuần thám theo dõi hoạt động của Hải quân Việt nam, ngay sau khi ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư. Đây là một sự kiện được đánh giá là có chủ ý, đây cũng là lần đầu kể từ 5 năm trở lại đây, được cho rằng là biểu hiện từ phía Bắc kinh không thân thiết đối với Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông những ngày gần đây đang nóng lên từng ngày, với sự bành trướng và không dấu diếm của ban lãnh đạo Bắc kinh. Mới nhất, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố, Quân đội Hoa Kỳ đã sẵn sàng với “nhiều phương án” để đối phó với các hành vi hung hăng ngày càng gia tăng ở Biển Đông. Nếu được lệnh, Hải quân Mỹ kích hoạt chiến lược phòng thủ chung và tham vấn với đồng minh hiệp ước là Philippines.

Trong khi đó, truyền thông quốc tế ngày 30/8/2024 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đã họp với người đồng cấp Philippines ông Gilberto Teodoro khi ông Giang công du Manila. Hai bên trao đổi một số văn kiện, đồng thời dự kiến sẽ ký một văn bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa  quân đội 2 nước Việt nam và Philippines vào cuối năm 2024. Động thái kể trên được đánh giá là biểu hiện hợp tác an ninh toàn diện nhất giữa hai nước với mục tiêu ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Cùng ngày, truyền thông quốc tế đưa tin, Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang, dự kiến có chuyến thăm Mỹ từ ngày 7 đến 9/9/2024. Theo lịch tướng Giang sẽ có cuộc gặp với ông Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Có thông tin cho rằng ông Phan Văn Giang có thể sẽ ký một thỏa thuận mua thiết bị quân sự từ Mỹ, nhưng hiện vẫn đang ở giai đoạn được thảo luận.

Đáng lưu ý, chuyến thăm Mỹ của Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang diễn ra ngay trước chuyến đi tới Hoa kỳ của tổng bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm.

Theo giới quan sát, trong thời gian gần đây, mối quan hệ Việt nam Hoa kỳ có nhiều biểu hiện được thắt chặt, với liên tiếp có các hoạt động tăng cường hợp tác quốc phòng. Mới nhất, ngày 26/8/2024, cuộc họp Đối Thoại Chính Trị, An Ninh Và Quốc Phòng Việt-Mỹ đã diễn ra ở Hà Nội. Chưa hết, dự kiến cuối năm 2024 đại diện một số Công ty Quốc phòng của Mỹ sẽ tham gia cuộc triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ 2 của Việt Nam.

Một chi tiết không thể không nhắc đến, đó là Đại học Fulbright Việt Nam bị cáo buộc rằng “tham gia vào những hoạt động ươm mầm cho một cuộc ‘cách mạng màu’” ở Việt Nam. Được biết, đứng sau sự kiện vừa kể là Đơn vị Tác chiến Điện tử thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.

Nhưng ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra tuyên bố cho rằng, hoan nghênh các hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam và ca ngợi đây là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Vì điều đó, còn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa kỳ.

Những thông tin vừa kể cho thấy, phải chăng Trung Quốc muốn răn đe cây tre Tô Lâm chớ nghiêng quá đà về phía Mỹ. Đồng thời việc Bắc kinh không giận dữ thì mới là sự lạ./.

Trà My – Thoibao.de