Lòng tin của người dân vào chính quyền là nền tảng cho sự ổn định và phát triển của một quốc gia. Mất lòng tin này có thể dẫn đến sự suy giảm uy tín của chính quyền, gây bất ổn xã hội, và cản trở tiến trình phát triển.
Sau khi Chính phủ Việt Nam đưa Nghị định 168/2024, vào áp dụng từ ngày đầu năm 2025. Do thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên đã xảy ra không ít tình trạng bất cập.
Mà việc lãnh đạo Cục Cảnh sát Giao thông đã đưa ra tuyên bố, “nếu vượt đèn đỏ khi nhường đường cho xe ưu tiên sẽ được xem xét để không bị phạt” là một ví dụ.
Ttrên mạng xã hội đã có nhiều ý kiến phản đối về lối làm việc mang tính “nước đôi” không rõ ràng của ngành Công An. Theo đó, nếu như vậy, đối với người có ý thức khi nhường đường cho xe “ưu tiên”, thì ngay sau đó phải đi trình báo lỗi vi phạm do nhường đường để lấy xác nhận của cơ quan Công An đẻ không bị phạt.
Rõ ràng, chủ trương để cho người dân đã nhường đường mà sau đó còn phải đi trình báo, rồi để chờ xem xét và có kết luận cuối cùng, thì khác gì đi xin để không bị phạt?
Nhưng, nếu sau khi nhân viên Công An “xem xét” mà họ muốn “vòi vĩnh” thì vẫn cứ phạt, tùy theo ý thích của họ. Trên thực tế đã cho thấy, lực lượng Cảnh sát Giao thông trên 90% luôn lạm dụng quyền hạn, để vòi vĩnh đòi hối lộ.
Hơn nữa mức phạt vượt đèn đỏ theo quy định mới là cao khủng khiếp. Do đó, dẫn đến tình trang một số đông người dân, khi gặp tình huống vừa kể, họ sẽ chọn cách “mặc kệ nó” tức là không nhường để cho đỡ phiền phức.
Đây là một hiện tượng xã hội, liên quan đến niềm tin của người dân đối với ngành Công an. Một khi người dân đã mất niềm tin vào ngành Công an thì họ sẽ vô cảm.
Khi niềm tin của nhân dân bị xói mòn, chính quyền Việt nam và ngành Công an sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, thậm chí là sự sụp đổ.
Do đó, việc duy trì và củng cố lòng tin của người dân là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ chính quyền nào trên thế giới.
Thu Phương – Thoibao.de