Sau một năm bị bắt và điều tra, ông Phạm Thái Hà – cựu trợ lý của ông Vương Đình Huệ mới được báo chí thông báo về lệnh khởi tố. Ngày 12/4/2024 khi ông Vương Đình Huệ cùng đoàn tùy tùng từ Trung Quốc trở về từ Sân bay Nội Bài thì Phạm Thái Hà bị Tô Lâm cho câu lưu rồi sau đó cho bắt tạm giam.
Tập đoàn Thuận An và Phạm Thái Hà chỉ là những đối tượng mà Tô Lâm cần phải triệt hạ, mục đích không phải để “làm sạch” môi trường chính trị và kinh tế, mà nó chỉ đơn giản là đòn đánh nhắm vào ông Vương Đình Huệ. Và kết quả, sau đó ông Vương Đình Huệ phải rút lui khỏi chính trường.
Vương Đình Huệ không đơn giản như Nguyễn Xuân Phúc, bởi khi ông Huệ còn là Chủ tịch Quốc hội, sau lưng ông Huệ có nhóm Nghệ An hùng hậu và ông Tổng bí thư lúc đó là Nguyễn Phú Trọng. Việc giật sập ghế ông Huệ giúp Tô Lâm tiến lên ghế Tổng bí thư mà không gặp trở ngại gì. Tuy nhiên, mối quan hệ của ông Huệ với nhóm Nghệ An vẫn còn đó. Tuy bị “bẻ nanh” nhưng ông Vương Đình Huệ vẫn có thể giật dây.
Từ khi ngã ngựa, ông cựu Chủ tịch Quốc hội gần như ở ẩn. Và có lẽ, nếu biết thân biết phận đừng “lo chuyện bao đồng” thì không sao. Trường hợp ông Vương Đình Huệ lúc này giống trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng khi ông Nguyễn Phú Trọng còn sống. Không màn đến chính trường để mua lấy sự an toàn cho bản thân.
Phận “bề tôi” khi thực hiện lệnh của chủ, nhưng khi gặp nạn, bề tôi lãnh hết tội thay chủ. Đấy là bi kịch cho thân phận “bề tôi” như Phạm Thái Hà. Phạm Thái Hà và Tô Ân Xô có thân phận giống nhau nhưng tương lai rất khác là bởi số phận chủ của họ khác nhau.
Trần Thái Hưng -Thoibao.de