Vì sao Trần Hồng Hà sớm “chạm đích” để lọt vào Bộ Chính trị tại Đại hội 14?

Trong bối cảnh chính trị Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển giao quyền lực quan trọng trước Đại hội Đảng lần thứ 14. Một hiện tượng đáng chú ý đó là là sự trỗi dậy trở lại mạnh mẽ của phe Hà Tĩnh.

Trong đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đang nổi lên như một nhân vật trung tâm, được giới quan sát chính trị đánh giá là ứng viên sáng giá cho ghế Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội đảng sắp tới. Vì sao và các yếu tố nào đã thúc đẩy ông Trần Hồng Hà có khả năng cao đạt được bước tiến quan trọng này?

Việc tỉnh Hà tĩnh với quy mô dân số và địa lý không lớn nhưng không bị sáp nhập với các địa phương khác là một minh chứng cho thấy, Hà Tĩnh luôn là một trong những thế lực hàng đầu, trong chính trường Việt Nam. 

Trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây, số lượng các Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư… có quê ở Hà tĩnh luôn chiếm số lượng hàng đầu trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao. Đặc biệt, trong thời kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Trong đó, cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một nhân vật chính trị xuất thân từ Hà Tĩnh, đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hình cục diện quyền lực trên chính trường và sự lớn mạnh của phe này.

Từ đầu năm 2024, kể từ khi ông Tô Lâm và Bộ Công an chiếm ưu thế về quyền lực, đã khiến ảnh hưởng của phe Nghệ – Tĩnh suy giảm đáng kể. 

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có nhiều dấu hiệu đã cho thấy “phe Hà Tĩnh” đang phục hồi mạnh mẽ. Nhất là, từ khi ông Trần Cẩm Tú giữ vai trò Thường trực Ban Bí thư – nhân vật quyền lực số 5 trong bộ máy của đảng.

Ông Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ, được đánh giá là một mắt xích quan trọng của phe Hà tĩnh. Quá trình thăng tiến nhanh chóng của ông Hà không chỉ dựa trên năng lực của cá nhân, mà còn được hậu thuẫn bởi một liên minh chính trị – kinh tế vững mạnh. 

Đó là mối quan hệ “quyền, tiền” giữa ông Tư Sang và tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Theo giới thạo tin, ông Tư Sang dù đã rời chính trường, nhưng vẫn là một “lá chắn” chính trị quan trọng cho ông Trần Hồng Hà và phe Hà tĩnh. 

Đây chính là lý do vì sao, từ đầu năm 2024 khi Đại tướng Tô Lâm tiếm quyền trong đảng, đã rộ tin ông Trần Hồng Hà sẽ “bị trảm”, và mất chức phó Thủ tướng. Nhưng, kết quả đã cho thấy ông Hà không chỉ vẫn thăng tiến rất nhanh mà còn trở thành một nhân vật thân cận của Tổng Bí thư.

Sau khi ông Trọng qua đời, ông Tư Sang tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong việc sắp xếp các nhân sự “chủ chốt” trong bộ máy của Đảng. Cộng với, mối quan hệ với Phạm Nhật Vượng đã mang lại cho ông Trần Hồng Hà nguồn lực kinh tế và sự ủng hộ từ giới doanh nghiệp tư nhân.

Sự thăng tiến này đã cho thấy ông Trần Hồng Hà đã nhận được sự tín nhiệm từ các cấp lãnh đạo cao nhất, hoặc được bảo vệ bởi một liên minh chính trị đủ mạnh để vượt qua những sóng gió. 

Với ba khóa liên tiếp là Ủy viên Trung ương Đảng, ông Trần Hồng Hà với bề dày kinh nghiệm trong vai trò Phó Thủ tướng đã cho phép ông Hà tham gia trực tiếp vào các quyết định chính sách vĩ mô.

Với các Dự án hạ tầng lớn như Đường sắt Cao tốc Bắc – Nam, trong bối cảnh Đảng đang tìm kiếm những gương mặt kỹ trị để xây dựng bộ khung lãnh đạo, và ông Hà là một lựa chọn phù hợp cho chiếc ghế Ủy viên Bộ Chính trị?

Ông Trần Hồng Hà còn được đánh giá là một chính trị gia linh hoạt, có khả năng dung hòa giữa các nhóm lợi ích trong nội bộ của Đảng. Vai trò này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt nam đang nỗ lực phục hồi sự đoàn kết nội bộ trước Đại hội đảng lần thứ 14

Việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhanh chóng chuẩn thuận đề xuất của VinSpeed tham gia Dự án Đường sắt Cao tốc Bắc – Nam phù hợp với Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị. Mối quan hệ thân thiết giữa ông Hà và Vingroup, cùng vai trò “cầu nối” lợi ích kinh tế – chính trị, giúp ông thúc đẩy dự án hết sức nhanh chóng. 

Đây là lợi thế đáng kể, tạo điều kiện để ông Trần Hồng Hà gia tăng ảnh hưởng, đồng thời củng cố vị thế của “phe Hà Tĩnh” và cá nhân ông trong cục diện quyền lực trước Đại hội lần thứ 14.

Trà My – Thoibao.de