Từ “bệnh lạ” đến bất an chính trị đang bẻ lái “kỷ nguyên mới” của TBT Tô Lâm?

Ông Tô Lâm, sau khi nhậm chức Tổng Bí thư đã từng được công luận kỳ vọng sẽ đưa Việt Nam vào “kỷ nguyên mới” của dân tộc. Với cam kết, sẽ đi theo xu hướng phát triển của các quốc gia văn minh tiến bộ và chính sách đối ngoại cân bằng đa phương. 

Tuy nhiên, tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68, ngày 18/5/2025, ông lại nhấn mạnh các Nghị quyết vừa kể là hai trong số “bộ tứ trụ cột” để đưa Việt Nam cất cánh. 

Theo giới quan sát, Tổng Bí thư Tô Lâm đã không nhắc lại cụm từ “kỷ nguyên mới” vốn từng là điểm nhấn trước đây. Điều đó, đã khiến dư luận đặt nghi vấn về một sự điều chỉnh “chiến lược” trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam. 

Một câu hỏi được đặt ra, liệu có phải Tổng Bí thư Tô Lâm đang chuyển từ tham vọng hiện đại hóa theo mô hình tiến bộ sang sự kiểm soát và ổn định chính trị hay không? Và tại sao lại có sự chuyển hướng “đột ngột” như vậy?

Theo giới thạo tin, trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 14, chính trường Việt Nam đang đối mặt với những biến động lớn không chỉ từ cuộc đấu quyền lực giữa các phe phái, mà còn từ sự bất an sâu sắc liên quan đến sức khỏe của lãnh đạo cấp cao. 

Những tin đồn về cái gọi là “bệnh lạ” của các lãnh đạo cấp cao, đã làm dấy lên nghi vấn về sự ổn định chính trị và định hướng tương lai của đất nước. Phải chăng, những bất an này có thể đang “bẻ lái” tham vọng về một kỷ nguyên mới của Tổng Bí thư Tô Lâm? 

Trong hơn một thập kỷ qua, cụm từ “bệnh lạ” đã trở thành một nỗi ám ảnh quen thuộc trong dư luận Việt Nam, đặc biệt khi liên quan đến sức khỏe của các lãnh đạo cấp cao. 

Với những cái tên như: Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, và mới nhất là Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đều gắn liền với những cái chết bất ngờ sau khi mắc các bệnh “nan y” không rõ nguyên nhân. 

Điểm chung đáng chú ý, là những nhân vật này đều từng giữ các trọng trách và có liên quan đến mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Và đã khiến cho dư luận đặt câu hỏi nghi vấn về sự trùng hợp khó hiểu này. 

Khi các thông tin về sức khỏe của các lãnh đạo cấp cao được quy định là các thông tin bí mật và không được phép công bố, và công chúng chỉ còn cách tin vào tin đồn và suy đoán về bàn tay của Bắc Kinh hạ độc các lãnh đạo Việt nam

Điều này, không chỉ làm xói mòn niềm tin của công chúng, mà còn đặt ra câu hỏi về tính bền vững của các định hướng chiến lược mà ông Tô Lâm và Đảng Cộng sản Việt Nam đang theo đuổi.

Theo giới phân tích, tại thời điểm hiện nay, Tổng Bí thư Tô Lâm đang đối mặt với những áp lực từ nhiều phía, cả trong và ngoài nước đang làm suy yếu cấu trúc quyền lực của ông Tô Lâm và Bộ Công An.

Ông Tô Lâm đang phải đối phó với sự phản công từ một liên minh vững chắc giữa các phe cánh do Bắc kinh “hậu thuẫn”, dưới sự dẫn dắt của phe tướng lĩnh Quân đội. Điều đó, càng làm dấy lên tin đồn về việc ông Tô Lâm đang phải giữ mình và “phòng thân”.

Cuộc đấu quyền lực giữa kể trên là một yếu tố then chốt làm gia tăng bất an chính trị. Đây là lý do vì sao chính sách đối ngoại cân bằng giữa các cường quốc của Tô Lâm đã thay đổi 180 độ. Điều đó đã thể hiện rất rõ trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 30/4.

Những tin đồn về “bệnh lạ” của giới lãnh đạo Việt nam không chỉ là vấn đề sức khỏe cá nhân, mà còn phản ánh nỗi lo sâu sắc về sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. 

Nỗi bất an chính trị xoay quanh căn “bệnh lạ” và cuộc đấu quyền lực đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho định hướng tương lai của Việt Nam. Tham vọng về một “kỷ nguyên mới” của ông Tô Lâm, dù đầy triển vọng, nhưng đã và đang bị đe dọa bởi những áp lực từ nội bộ và cả ngoại bang. 

Liệu Việt Nam có thể vượt qua những sóng gió này để tiến tới một kỷ nguyên mới, hay sẽ bị kẹt trong vòng xoáy của bất an và kiểm soát chặt chẽ hơn? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Trà My – Thoibao.de