Bỏ Bắc Hàn – Việt Nam về “phe” Mỹ?

Ông Kim Jong Un, lãnh đạo tối cao Bắc Hàn có vẻ như thay vì mở cửa kinh tế nhanh chóng để lo cho cuộc sống của người dân, thì nay đã điều chỉnh chiến luợc cho đất nước theo hướng “trường kỳ gian khổ” để đối đầu với Mỹ


Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un có lẽ chưa chính thức tẩy chay các cuộc đàm phán hạt nhân trong bài phát biểu đầu năm đăng ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, ông Kim có vẻ như chuẩn bị tinh thần cho người dân nội địa về tương lai lâu dài không được nới lỏng chế tài, bác bỏ khả năng tiến bộ trong những cuộc thương thuyết vốn ngưng trệ trong nhiều tháng.
Trong bài phát biểu cuối hội nghị 4 ngày của đảng cầm quyền, ông Kim đưa ra một lập trường mới đối với Hoa Kỳ và cảnh báo nước ông về khả năng có những thời kỳ chông gai trước mắt. Do “sự đối đầu lâu dài với Hoa Kỳ,” ông Kim nói, chuyện này nên xem như là một sự đã rồi rằng chúng ta phải sống dưới những chế tài của những lực lượng thù nghịch trong tương lai.”
“Sự đối đầu giữa nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Mỹ kéo dài từ thế kỷ này sang thế kỷ khác hiện đã dồn thành một sự đối đầu rõ ràng giữa tự túc và chế tài,” ông Kim nói.

Ông Kim cũng dọa tái tục các cuộc thử nghiệm phi đạn đạn đạo liên lục địa hay thử nghiệm hạt nhân và cảnh cáo thế giới sẽ sớm chứng kiến một “vũ khí chiến lược mới”—bình luận này đã được tường thuật sâu rộng trên truyền thông quốc tế.
Tuy nhiên thông điệp gởi quốc dân của ông cũng cho thấy rằng ông Kim trở về tay không sau cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 2 năm qua tại Hà Nội với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump như trên ảnh.
“Tôi nghĩ thất bại tại Hà Nội làm mất khán giả cho ông ấy và cho những người cổ súy cho lập trường ngoại giao với Mỹ,” ông Andray Abrahamian, một học giả tại Trường đại học George Mason Triều Tiên, nói. Ông Abrahamian nói tiếp “Họ tỏ ra yếu khi yêu cầu nới lỏng chế tài, nay họ ra chỉ dấu là họ không cần nữa.”

Tại Hà Nội, ông Kim Jong Un đề nghị dỡ bỏ ít nhất một phần của khu phức hợp hạt nhân chính Yongbyon để đổi lấy việc nới lỏng chế tài đã kéo lùi nền kinh tế Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Trump bác bỏ đề nghị này. Đây có thể là một sự mất mặt cho ông Kim.
Thất bại trong việc được nới lỏng chế tài là một bất bình chính đối với giai cấp doanh nhân mới nổi của Bắc Triều Tiên, hiện bị thiệt hại vì những hạn chế về kinh tế, cũng như đối với những thành viên bảo thủ trong giai cấp ưu tú truyền thống, nhiều người trong số này chống lại những cuộc thương thuyết với kết quả là Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Bài diễn văn của ông Kim Jong Un có thể được soạn thảo một phần để thuyết phục các nhóm này gắn bó với chế độ–kêu gọi tiếp tục trung thành, tự túc và quyết tâm đối đầu với khó khăn.

Một thay đổi quan trọng có khả năng xảy ra: một bước ngoặt thình lình về phía chính sách của Triều Tiên ưu tiên hạt nhân cùng lúc với phát triển kinh tế. Điều này có nghĩa là chi tiền nhiều hơn vào quốc phòng.
Ông Kim gợi ý về khả năng “thắt lưng buộc bụng” có nghĩa là hy sinh khu vực dân sự để xây dựng quốc phòng, theo nhận xét của bà Rachel Minyoung Lee, một nhà phân tích ở Seoul của NK News, trang web chú trọng đến Triều Tiên.
Năm 2012, ông Kim cam kết Triều Tiên “sẽ không bao giờ thắt lưng buộc bụng nữa.” Một năm sau, ông Kim loan báo chính sách byungjin. Vào năm 2018, ông Kim đảo ngược hướng đi, tuyên bố Triều Tiên có thể chú trọng đến tăng trưởng kinh tế.
Bây giờ ông Kim có thể đã ra chỉ dấu là trở lại chính sách byungjin trên thực tế, nhà phân tích Lee của NK News nói.

Đây không phải là con đường duy nhất mà người dân Triều Tiên có thể bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Ông Kim Jong Un cũng kêu gọi trấn áp mạnh hơn đối với những hành động “chống xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa,” gợi ý cho thấy các giới hạn khả dĩ đối với thị trường tư nhân đã được phép nổi lên trong những thập niên gần đây. Ông Kim cũng kêu gọi “thắt chặt kỷ luật đạo đức trong toàn xã hội.”
Tại một vài điểm, ông Kim hình như công nhận là các chế tài làm tổn hại đến kinh tế của nước ông, nhưng ông cho rằng “chúng ta không thể từ bỏ an ninh tương lai của chúng ta vì những kết quả kinh tế, hạnh phúc, và tiện nghi trông thấy.”
Dù diễn văn của ông Kim không hoàn toàn bác bỏ những cuộc thương thuyết hạt nhân, nhưng đưa ra một lập trường cứng rắn hơn trong năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng đối với nền kinh tế Triều Tiên.
Nhiều người đã tìm mọi cách trốn chạy khỏi đất nước với người lãnh đạo độc tài họ Kim, họ chấp nhận hiểm nguy để ra đi và vượt qua những nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.
Một nhóm 11 người Triều Tiên bị giam giữ tại Việt Nam trong khi tìm cách đào tị sang Hàn Quốc đã được phóng thích nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức Châu Âu, một nhóm các nhà hoạt động tại Seoul cho biết hôm thứ Bảy.
Tám người phụ nữ và ba người đàn ông đã bị lính biên phòng ở miền bắc Việt Nam bắt giữ vào cuối tháng 11 sau khi vượt biên từ Trung Quốc, và đã bị giam cầm tại thành phố Lạng Sơn sát biên giới.
Peter Jung, người đứng đầu nhóm hỗ trợ người tị nạn Công lí cho Triều Tiên, cho biết những người này đã được trả tự do và lên đường sang Hàn Quốc vào tháng trước.
Nhiều tổ chức Châu Âu đã đóng vai trò quan trọng, ông nói. Ông từ chối xác định tên những tổ chức này vì lí do nhạy cảm về ngoại giao nhưng cho biết họ bao gồm một tổ chức phi chính phủ.
Làn sóng trốn khỏi Bắc Hàn đã đưa người dân khốn khổ của nước này tràn sang cả Trung Quốc, nhưng tại đây họ bị từ chối tị nạn và bị bắt giữ, trục xuất về lại Bình nhưỡng để chịu những án tù khốc liệt, thậm chí bị hành hình
Sau sự phân chia bán đảo Triều Tiên sau Đệ nhị thế chiến và sau khi kết thúc chiến tranh Liên Triều(1950–1953), một số người Bắc Triều Tiên đã cố gắng đào tẩu vì lý do chính trị, tư tưởng, tôn giáo, kinh tế hoặc cá nhân.
Bắt đầu từ nạn đói ở Triều Tiên vào những năm 1990, nhiều người Bắc Triều Tiên đã đào thoát. Chiến lược phổ biến nhất là băng qua biên giới sang các tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh ở phía đông bắc Trung Quốc trước khi trốn sang một nước thứ ba, do Trung Quốc là một đồng minh tương đối gần của Triều Tiên.
Trung Quốc, là nước có ảnh hưởng lớn nhất trong số ít đối tác kinh tế của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên khi quốc gia này chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trong nhiều thập kỷ, cũng là nguồn viện trợ lớn nhất và liên tục của đất nước. Để tránh làm xấu đi mối quan hệ căng thẳng với bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc từ chối cấp phép tị nạn cho người Bắc Triều Tiên và coi họ là những người di cư kinh tế bất hợp pháp.
Nhiều người Bắc Hàn sau khi vượt biên sang được Nam Hàn, họ đã kể lại hành trình đầy đau khổ và hiểm nguy của mình cho thế giới được biết sự thật tệ hại bên trong nhà nước Cộng sản độc tài Bắc Hàn

Một lính Bắc Hàn đào thoát qua biên giới với Nam Hàn bằng xe


Khoảng 76% đến 84% số người đào thoát được phỏng vấn ở Trung Quốc hoặc Hàn Quốc đến từ các tỉnh Đông Bắc giáp Trung Quốc. Nếu những người đào thoát ở Trung Quốc bị bắt ở Trung Quốc, họ sẽ bị đưa về Bắc Triều Tiên hồi hương, nơi thường phải đối mặt với những cuộc tra tấn khắc nghiệt và nhiều năm trừng phạt, hoặc thậm chí là chết trong các trại tù chính trị như trại Yodok, hoặc các trại cải tạo như trại Chungsan hoặc trại Chongori.
Mặc dù số người đào thoát Bắc Triều Tiên đạt đỉnh điểm vào năm 1998 và 1999, nhưng số lượng ước tính đã giảm kể từ đó. Một số lý do chính cho số lượng giảm của người đào ngũ đặc biệt là kể từ năm 2000 là do tuần tra nghiêm ngặt biên giới và kiểm tra, trục xuất cưỡng bức, và tăng chi phí cho đào tẩu.

Cùng một theo thể chế của Chủ Nghĩa Cộng Sản lỗi thời, đã gây ra cái chết cho hàng trăm triệu người dân trên thế giới, với việc Việt Nam trả lại tự do cho 11 người Bắc Hàn đào tẩu, để họ đi tiếp hành trình sang Nam Hàn, thì đây là một thay đổi tiến bộ về chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các thể chế Cộng sản còn sót lại trên thế giới.

Nhưng điều quan trọng nhất lúc này, là Đảng Cộng Sản với người đứng đầu là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hãy tiến thêm một bước nữa, mạnh dạn từ bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản để trả lại Tự do cho gần 100 triệu người dân Việt Nam.

Hoàng Trung (Đà nẵng) – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023