Kỷ luật Ủy viên Bộ chính trị – Đảng thừa nhận suy thoái

Hai vị Bí thư của hai thành phố lớn nhất Việt nam vừa bị Đảng đề nghị đưa ra kỷ luật về những sai phạm lớn. Những vị Bí thư ĐCS này đã làm mất hàng nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước và đẩy hàng nghìn gia đình vào cảnh khốn cùng.

Hai nhân vật nổi tiếng từng nắm những chức vụ quan trọng, đầy quyền lực ở Việt Nam, đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét kỷ luật.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, và ông Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, bị đề nghị xem xét kỷ luật hôm 8/1/20.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (UBKT) đề nghị Bộ Chính trị xem xét thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải tại kỳ họp thứ 42 của Ủy ban từ ngày 3-8/1/20. Trong kỳ họp trước đó từ 4-6/12 ở Hà Nội, UBKT kiểm tra các dấu hiệu vi phạm đối với ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam.

Kết luận của ủy ban là ban thường vụ Đảng ủy TCT Thép đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát đúng mức để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng khi thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn hai của Công ty Gang Thép Thái Nguyên -TISCO II.

Liên quan đến vụ Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nhật Cường đang bỏ trốn, bên lề kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XV, trao đổi với báo chí về sai phạm liên quan đấu thầu gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết:
“Thành phố đang hợp tác với cơ quan điều tra, còn việc kết luận sẽ do cơ quan điều tra thực hiện.” Ông nói thêm “Thực tế, các phần mềm cung cấp dịch vụ công cấp độ 3, 4, đăng kí doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký qua mạng vẫn hoạt động bình thường, Thành phố phải có các bộ phận quản trị việc đó”, ông Hải nói.
Bên lề kỳ họp, trước câu hỏi của phóng viên liên quan đến một số cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội vừa bị bắt tạm giam, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị “chờ cơ quan điều tra kết luận”. Hiện nay ông Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nhật Cường, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (hiện đang bị truy nã).

Từ tháng 12 năm ngoái, UBKT đã đề nghị xem xét kỷ luật ông Hoàng Trung Hải vì những “vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II.
UBKT cho rằng những vi phạm của ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam, Ban cán sự Đảng Bộ Công thương, và nhiều lãnh đạo, trong đó có ông Hoàng Trung Hải, đã “ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, đến mức phải xem xét kỷ luật.”
Ông Hoàng Trung Hải sinh ngày 27/9/1959, quê ở tỉnh Thái Bình, là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông từng giữ chức Phó Thủ Tướng chính phủ, và Bộ trưởng Công nghiệp.

Trong khi đó, ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, bị nêu đích danh là người phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới ở Thủ Thiêm.
Ông Lê Thanh Hải, sinh năm 1950, đã về hưu từ năm 2016. Ông nắm chức Bí thư Thành ủy TP.HCM trong gần 10 năm, và trước đó là Chủ tịch UBND TP.HCM.

Trong khi đó, ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, bị nêu đích danh là người phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới ở Thủ Thiêm.
Ông Lê Thanh Hải, sinh năm 1950, đã về hưu từ năm 2016. Ông nắm chức Bí thư Thành ủy TP.HCM trong gần 10 năm, và trước đó là Chủ tịch UBND TP.HCM.
Thông cáo ngày 8/1 của UBKT nêu tên nhiều lãnh đạo cấp cao của TP.HCM trong giai đoạn 2010-2016, đứng đầu là ông Lê Thanh Hải, đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội” đến mức phải xem xét kỷ luật.

Căn nhà A8/B Lương Định Của, phường An Khánh nằm trên diện tích rộng 5.000m2 của gia đình ông Trịnh Thái Bằng, bị ngập nước phía trước nên cổng chính đóng kín nhiều năm nay. “Vào thời điểm quy hoạch, giá đền bù chỉ gần 200.000 đồng/m2, chúng tôi không thể chấp nhận được”, chủ đất này cho hay.
Chị Nguyễn Thị Nhã Khánh (A2/8B, đường Liên Phường, phường Bình An) cho biết chồng là anh Nguyễn Huy Hoàng hơn 10 năm qua nhiều lần ra Hà Nội để chứng minh phần đất của mình không nằm trong diện quy hoạch. “Trước đây khu vực này có trường học, trạm y tế, điện, nước… đầy đủ nhưng mấy năm trước đã bị phá bỏ nên cuộc sống những người còn ở lại gặp nhiều khó khăn”, chị cho hay.

Cùng với hai ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải, nhiều lãnh đạo cấp cao của thành phố, ban thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các công ty liên quan cũng bị kỷ luật hoặc xem xét kỷ luật.
Từ năm 2016, sau khi được bầu lại tại Đại hội đảng, Tổng Bí Thư/Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã đẩy mạnh cái gọi là ‘chiến dịch đốt lò’, tăng cường kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng đối với nhiều quan chức cấp cao
Cách đây hai ngày, tại một hội nghị trực tuyến toàn quốc hôm 6/1/20, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, kêu gọi Ban Nội chính phải ‘xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng nghiêm trọng’, và đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Theo hội nghị này thì trong năm 2019, Ban Nội chính đã tham gia chỉ đạo xử lý 55 vụ việc, 67 vụ án tham nhũng, kinh tế được dư luận quan tâm đã được xử lý, trong đó đã kết thúc chỉ đạo xử lý 17 vụ án, 32 vụ việc.

Với việc ông TBT NPT mang lò đi từ Bắc vào Nam để đốt các đảng viên của mình, nhưng thiếu cơ chế giám sát của Tam quyền phân lập và một thể chế Dân chủ , Tự do– thì hiệu quả răn đe tới 4 triệu đảng viên của ông là rất thấp và khó duy trì.
Hãy mạnh dạn chuyển đổi thể chế văn minh, dân chủ, để trên 90 triệu người dân VN sẽ thiêu đốt những kẻ tham nhũng, ăn hối lộ bằng chính ngọn lửa pháp quyền.

Hải Yến (từ Hà nội) – Thoibao.de (tổng hợp)
Nguồn: VOA Tiếng Việt