Vừa hôm qua trên Fcaebook có một phụ nữ nickname là NNLA, người này sống ở Berlin, có đưa một stt chửi rủa, mạt sát thậm tệ về một cửa hàng thực phẩm châu Á trong chợ Đồng Xuân, Berlin đã bán cho chị ta một vài thùng mỳ tôm quá đát.
Chị ta nói rằng thùng mỳ tôm này đã bị những người bán hàng cạo mất dòng chữ ghi hạn sử dụng và dán đè lên đó một hạn sử dụng mới. Đồng thời người phụ nữ này cũng đưa bằng chứng 2 thùng mỳ tôm bị cạo mác.
Rất nhiều người quen của chị ta vào hùa còm men chửi rủa người bán hàng.
Fcaebook STH nói
„ném vào mặt nó em à, chuyện này phải cho cả cộng đồng biết.“
Facbook KL, chủ một tiệm ăn cũng nói.
„lấy thùng mỳ tôm ném phát vào mặt nó.“
Một số Facebook khác thì hiểu biết hơn, người thì khuyên nên gặp thẳng chủ cửa hàng nói chuyện, nhắc nhở. Người khác thì bảo đưa ra pháp luật. Với những lời khuyên đúng luật, đúng tình như thế thì chủ stt lảng tránh kiểu như thôi cùng người Việt với nhau.
Là một người thường hay đọc tin tức cộng đồng, nhất là chuyện lương thực, thực phẩm trong lúc bão dịch cúm 2020 này, tôi cẩn trọng đọc rất kỹ và thấy nhiều thắc mắc.
Như stt viết thì chị NNLA nói người bán hàng táng tận lương tâm, nguyền rủa cả dòng họ và con cháu người bán hàng. Đúng theo tâm lý ấy, thì chị ta phải cực kỳ uất ức. Chị ta thanh minh với những người còm là đưa ra pháp luật làm gì, toàn người Việt với nhau. Những tưởng thế chị ta phải thấu hiểu tinh thần Việt, nguồn rủa cả dòng họ và con cháu người ta như thế không đúng với tinh thần chị ta nói như có vẻ tử tế trong bình luận của mình.
Tức giận mua hàng quá hạn, công khai nguyền rủa dòng họ và con cháu người bán hàng. Nhưng bảo đưa ra pháp luật thì kêu tình nghĩa. Rất phi lý về logic tâm lý.
Phải chăng còn có điều gì lắt léo ở đây, khi nguyền rủa người ta trên Facebook nặng nề như thế, ảnh hưởng đến tâm lý cả một dòng họ là chuyện đã thấy, nhưng còn chuyện ảnh hưởng đến uy tín của một cửa hàng. Có thể khiến người ta phá sản, không ai dám đến mua. Làm như thế là cạn ràu, ráo máng rồi, còn tình nghĩa gì nữa mà nói kiểu người Việt với nhau không nỡ đưa ra pháp luật.
Hay có thể chẳng có bằng chứng gì, có thể là sự vu khống của một cuộc chơi giữa các cửa hàng thực phẩm châu Á đang cạnh tranh nhau. Vì thế họ chỉ cần làm ầm lên cho người ta mất uy tín, không có khách đến mua hàng. Mục đích chỉ là vậy. Nếu không họ đã thằng thừng đưa ra pháp luật để được sự xem xét công bằng, hoặc tình nghĩa họ đã đến gặp chủ cửa hàng nói chuyện phải trái.
Trên đây chỉ là những thắc mắc, suy luận của tôi trước câu chuyện khó hiểu này.
Nhất là chuyện đúng sai không chịu làm cho rõ, không đưa ra pháp luật, cũng chẳng gặp người bán để làm rõ. Đưa thẳng lên mạng xã hội nguyền rủa dòng họ, con cháu của người ta.
Việc ấy thật đáng sợ. Tình nghĩa gì ở đây. Chỉ có thù hận nhau lắm, người ta mới làm như vậy.
Nói đi thì cũng phải nói lại. Nếu chủ cửa hàng kia, lợi dụng lúc bệnh dịch hoành hành, để làm trò dối trá, bán được hàng. Quả thật cũng chả còn cái gì gọi là tình đồng hương, chỉ là đồng tiền với nhau mà thôi.
Rất cần việc này được làm rõ đến nơi, đến chốn để người khác còn thấy tình đồng bào của người Việt là như thế nào, trong lúc dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành khắp nơi.
Hoàng Lan – Berlin
Theo Điều luật của Đức về “Thực phẩm, hàng tiêu dùng và thức ăn gia súc” thì người vi phạm trong trường hợp này có thể bị phạt tiền và tù giam đến 1 năm : https://www.gesetze-im-internet.de/lfgb/__59.html
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, là người Việt đang định cư tại Đức, không thể hiện quan điểm của Thoibao.de.