Không chết vì virus Vũ Hán mà có thể chết vì giấy vệ sinh

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân các nước phương Tây đổ xô đi mua giấy vệ sinh làm cho mặt hàng này bị vét sạch khỏi các quầy siêu thị và trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết.

Giấy vệ sinh rõ ràng không có tác dụng ngăn chặn virus. Nó cũng không được xem là nhu yếu phẩm trong trường hợp khẩn cấp như sữa và bánh mì. Vậy tại sao mọi người lại đổ xô đi mua giấy vệ sinh? 

Steven Taylor, giáo sư, nhà tâm lý học kiêm tác giả cuốn sách “The Psychology of Pandemics“, có một cái nhìn lịch sử chung về cách mọi người ứng xử giữa đại dịch. So sánh với những đại dịch trong quá khứ, cách con người ứng phó với đại dịch thường là những cơn hoảng loạn lan rộng.

Một mặt, phản ứng này có thể hiểu được, nhưng mặt khác nó có phần thái quá. Chúng ta có thể chuẩn bị tâm lý mà không cần phải hoảng sợ“, ông Taylor cho biết. Theo ông, Covid-19 khiến mọi người sợ hãi vì đây là loại virus mới xuất hiện, có nhiều điều mà chúng ta chưa biết về nó. Chính vì vậy, người ta thường có phản ứng cực đoan khi nghe thấy những thông tin trái chiều về rủi ro hay mức độ nghiêm trọng mà Covid-19 gây ra.

 Chúng ta có thể ị mười năm nữa“, Thủ tướng Hà Lan trấn an một cách hài hước nhưng có tác dụng tâm lý

Hôm 19/3 Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đi thăm một siêu thị. Một bà đi chợ bắt chuyện hỏi cá nhân ông có mua tích trữ giấy vệ sinh đầy đủ ở nhà không?

– „Vâng, tôi có đủ“, Thủ tướng trả lời.

– „Nhưng liệu chúng ta sẽ có còn đủ giấy vệ sinh không?“, bà lo lắng hỏi tiếp.

– „Có đủ cho cả nước Hà Lan trong 10 năm tới“, ông trả lời và hài hước nói tiếp, “chúng ta có rất nhiều, chúng ta có thể ị mười năm nữa“.

https://twitter.com/i/status/1240614168753045504
Clip Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trả lời một bà đi chợ

Một nguyên do khác, hình ảnh kệ hàng trống rỗng, xe đẩy chất đầy đồ dùng và nhu yếu phẩm tràn lan trên mạng xã hội… dẫn tới tâm lý đám đông, khiến mọi người cho rằng mặt hàng này phải có lý do gì đó người ta mới tích trữ. 

Con người là những sinh vật xã hội, chúng ta nhìn xung quanh để nhận biết tín hiệu đâu là an toàn, đâu là nguy hiểm. Khi bạn nhìn thấy ai đó mua sắm trong hoảng loạn, điều đó có thể tạo ra hiệu ứng hoảng loạn dây chuyền“, giáo sư Steven Taylor nhấn mạnh.

Những hình ảnh kệ hàng giấy vệ sinh trống rỗng khiến mọi người tin rằng họ cũng phải lao ra siêu thị mua giấy vệ sinh. Điều này dẫn tới việc khan hiếm giấy vệ sinh trong nhận thức của mỗi người trở thành sự khan hiếm thật sự ngoài đời.

Clip video sau đây được quay tại Innsbruck – Áo. Khi đi chợ tại siêu thị Hofer, người đàn ông này mang mặt nạ chống vũ khí vi trùng và khí độc. Anh mua dự trữ thực phẩm và nhiều giấy toilet, sau đó anh chở về bằng xe máy của mình. Anh chở nặng đến nỗi một người đi đường phải đẩy giúp và kết quả là … (bấm vào link này để xem: https://www.facebook.com/thoibao.de/videos/2925385454222388/)

https://www.facebook.com/thoibao.de/videos/2925385454222388/

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)