Hai Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Cộng hòa-bang Tennessee) và Martha McSally (Cộng hòa –bang Arizona) sẽ đưa ra Luật Ngăn chặn Bệnh truyền nhiễm virus xuất phát từ Trung Quốc (Cúm Vũ Hán) để đảm bảo là Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu những hậu quả trong vai trò làm cho virus Cúm Vũ Hán lây lan.
Luật Ngăn chặn Cúm Vũ Hán sẽ cho phép người Mỹ kiện Trung Quốc và đòi bồi thường tại các Tòa án Mỹ vì những tác hại do virus chết người này gây ra cho nền kinh tế và sinh mạng con người, các giới chức nói.
Dân biểu Texas Lance Gooden cũng đang đưa ra Hạ Viện dự luật tương tự.
Luật Ngăn chặn COVID sẽ buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về pháp lý và tài chánh vì đã làm cho CÚM VŨ HÁN lây lan tại nước Mỹ.
Người Mỹ sẽ có dụng cụ pháp lý để kiện Trung Quốc tại hệ thống tòa án liên bang Mỹ vì tạo ra và làm tệ hại thêm đại dịch trên toàn thế giới.
Luật căn cứ trên các quy định hiện có trong Luật Các Miễn Trừ vì Chủ Quyền Nước Ngoài và bãi bỏ việc không bị truy tố vì chủ quyền nước ngoài đối với những nước phát tán các vũ khí sinh học. Giữa lúc con số tử vong và thiệt hại tài chánh vì virus Cúm Vũ Hán tăng cao, Trung Quốc phải bị buộc trả giá cho những thiệt hại của người dân Mỹ, các giới chức nói.
Một tờ báo tại Đức đã giả lập một hóa đơn trị giá 149 tỷ Euro mà Bắc Kinh cần bồi thường cho Berlin sau tác động của đại dịch COVID -19. Theo hóa đơn giả lập được tờ báo này đăng tải, các khoản phí sẽ bao gồm 27 tỷ Euro cho doanh thu du lịch bị mất, 7,2 tỷ Euro cho ngành công nghiệp điện ảnh, 50 tỷ Euro bồi thường cho các doanh nghiệp nhỏ của cùng một số khoản khác.
Mặc dù Trung Quốc đã lên tiếng phản đối thông tin trên và cho rằng hóa đơn giả lập này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước, tuy nhiên, trên thực tế, việc bắt buộc phải đóng cửa nền kinh tế đang gây ra những tác động tiêu cực đã gây ra sự phẫn nộ và phản ứng gay gắt tại các cường quốc lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ.
Cụ thể, Mỹ đã ghi nhận có ít nhất 4 đơn kiện tập thể đã được gửi tới tòa án liên bang với yêu cầu đòi Trung Quốc bồi thường hàng nghìn tỉ USD tổn thất cho Mỹ với lí do rằng Trung Quốc đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch CÚM VŨ HÁN và cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự nguy hiểm của virus Cúm Vũ Hán.
Trước đó, trên trang web chính thức của thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley cho biết, ông đang trình một dự luật để cho phép người dân Mỹ kiện Trung Quốc vì “bịt miệng” những người tố giác và ém nhẹm các thông tin quan trọng về CÚM VŨ HÁN.
Hiện tại, Anh, Pháp và Australia cũng đang có những động thái nghi ngờ cách xử lý của Trung Quốc và yêu cầu có cuộc điều tra sau khi dịch bệnh qua đi. Ngoại trưởng Australia Marise Payne kêu gọi các quốc gia cần phối hợp với sự sẵn sàng minh bạch và tham gia vào quá trình điều tra về phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi CÚM VŨ HÁN bùng phát ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái.
Cúm Vũ Hán sẽ thay đổi thế giới ra sao?
Trước năm 2020, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc định hình mối bang giao quốc tế. Mối quan hệ này được thể hiện bằng cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một leo thang.
Nhưng đằng sau đó thật ra là sự leo thang quyền lực chính trị giữa một bên là Hoa Kỳ muốn tiếp tục duy trì ngôi vị bá chủ toàn cầu, và một bên là Trung Quốc muốn thách thức và thay đổi trật tự hiện có để ngày càng có lợi cho mình, trong vùng và toàn cầu.
Nhưng nạn đại dịch Cúm Vũ Hán đã thay đổi sâu đậm bàn cờ chính trị quốc tế hiện nay.
Sau đây là nhận định của 12 chuyên gia với tầm nhìn toàn cầu, được đăng trên tạp chí Foreign Policy, với tựa đề “Thế giới sẽ nhìn ra sao sau đại dịch Cúm Vũ Hán”.
Đa số các chuyên gia này nhận định rằng đại dịch Cúm Vũ Hán sẽ củng cố chủ nghĩa dân tộc khắp nơi và gia tăng quyền lực của nhà nước tại nơi đó;
tạo ra một thế giới ít rộng mở hơn, ít thịnh vượng hơn, và ít tự do hơn;
chấm dứt toàn cầu hóa như chúng ta đã biết;
đưa đến toàn cầu hóa quanh trục Trung Quốc;
làm tệ hơn mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay và làm yếu đi tiến trình hội nhập Âu châu;
Cúm Vũ Hán sẽ tiếp tục giảm hoạt động kinh tế và gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia;
về lâu dài, đại dịch có thể sẽ làm giảm đáng kể năng lực sản xuất của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt nếu các doanh nghiệp đóng cửa và các cá nhân tách khỏi lực lượng lao động.
Chẳng hạn, theo ông John Allen, Chủ tịch Brookings Institute, tướng Thủy Quân Lục Chiến 4 sao của Mỹ, từng là tư lệnh của NATO, thì cuộc khủng hoảng này sẽ tái sắp xếp cơ cấu quyền lực quốc tế theo những cách mà chúng ta chỉ có thể bắt đầu tưởng tượng; Cúm Vũ Hán sẽ tiếp tục giảm hoạt động kinh tế và gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia.
Theo Laurie Garrett, cựu thành viên của Hội đồng Quan hệ Ngoại giao, thì “Đại dịch Cúm Vũ Hán sẽ không chỉ có tác dụng kinh tế lâu dài mà còn dẫn đến một sự thay đổi cơ bản hơn nữa.”
Còn Shannon K. O’Neil, một chuyên gia về Ngành Học Mỹ Latin, thì tin rằng qua nạn Cúm Vũ Hán, lợi nhuận sẽ giảm, nhưng ổn định nguồn cung nên tăng (Profitability will fall, but supply stability should rise).
Còn Kori Schake, phó giám đốc của viện quốc tế chiến lược học, nhận định rằng Hoa Kỳ sẽ không còn được coi là một lãnh đạo quốc tế bởi vì quyền lợi hẹp hòi của chính phủ nước này.
Kishore Mahbubani, một học giả uy tín tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận định rằng đại dịch Cúm Vũ Hán sẽ không thay đổi căn bản của hướng đi kinh tế toàn cầu.
Nó chỉ gia tăng tốc độ thay đổi đã bắt đầu: xa dần nền toàn cầu hóa mà trọng tâm là Hoa Kỳ sang trọng tâm là Trung Quốc.
Ông cũng biện luận rằng nếu mục tiêu hàng đầu của Hoa Kỳ là duy trì thế ưu việt toàn cầu, nó sẽ phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh một mất một còn (zero sum game) địa chính trị với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu mục tiêu của Hoa Kỳ là cải thiện sự thịnh vượng của người dân Mỹ – vì điều kiện xã hội đã xấu đi – thì nên hợp tác với Trung Quốc.
Robin Niblett, giám đốc và tổng điều hành của Chatham House, cơ quan nghiên cứu các vấn đề quốc tế, biện luận rằng Cúm Vũ Hán đang bắt buộc chính quyền, công ty và xã hội tăng cường năng lực của họ để đối phó với thời gian do các biện pháp tự cô lập kinh tế.
Ông Niblett kết luận rằng những lãnh đạo chính trị nào quản lý tốt đại dịch Cúm Vũ Hán tại quốc gia mình sẽ được công dân mình ủng hộ; nhưng những ai thất bại sẽ khó tránh việc đổ thừa người khác cho thất bại của mình.
Shivshankar Menon, một học giả của viện Brookings India, từng là cố vấn an ninh quốc gia cho Thủ tướng Ấn Manmohan Singh, cho rằng đại dịch Cúm Vũ Hán là chứng minh của mối tương thuộc; nhưng trong mọi loại chính trị, đã có một bước ngoặt nội hướng, tìm kiếm quyền tự chủ và kiểm soát số phận của chính mình. Ông nhận định rằng chúng ta đang hướng đến một thế giới nghèo hơn, xấu hơn và nhỏ hơn. Nhưng chính ông cũng nhìn ra được cơ hội: “Nếu đại dịch làm cho chúng ta sửng sốt nhận ra mối quan tâm thực sự của mình trong việc hợp tác đa phương về các vấn đề toàn cầu lớn mà chúng ta phải đối mặt, thì nó sẽ phục vụ một mục đích hữu ích.”
Giáo sư chính trị học của trường Đại học Princeton G. John Ikenberry, người nổi tiếng của trường phái quốc tế cấp tiến (liberal internationalism), cho rằng những gì đang diễn ra làm cho chúng ta không thể thấy gì hơn ngoài sự củng cố của xu hướng chủ nghĩa quốc gia, sự cạnh tranh giữa quyền lực lớn, chiến lược tách rời (strategic decoupling) v.v…
Nhìn lại lịch sử thời Đại Suy thoái (The Great Depression), Ikenberry cho rằng Hoa Kỳ và các nền dân chủ Tây phương có thể phải đi qua các giai đoạn phản ứng tương tự của thời thập niên 1930 và 1940, được lèo lái bởi một cảm giác dễ bị tổn thương dây chuyền; phản ứng có thể mang dân tộc tính hơn lúc đầu, nhưng về lâu dài, các nền dân chủ sẽ ra khỏi vỏ bọc của mình để tìm ra một loại chủ nghĩa quốc tế thực dụng và bảo vệ mới.
Giáo sư chính trị học thuộc đại học Harvard, Joseph S. Nye, Jr., tác giả quyền lực mềm, thì cho rằng Cúm Vũ Hán sẽ làm cho chiến lược cạnh tranh quyền lực giữa các siêu cường quốc trở nên không đáng nữa.
Ngay cả khi Hoa Kỳ chiến thắng là siêu cường quốc, nó cũng không thể bảo vệ an ninh của mình một mình. Với mối đe dọa xuyên quốc gia như Cúm Vũ Hán và thay đổi khí hậu, nếu chỉ nghĩ quyền lực của Hoa Kỳ lên trên nước khác thì thật là không đủ. Chìa khóa thành công là học được tầm quan trọng của quyền lực đối với các quốc gia khác. Tất cả mọi quốc gia đều đặt quyền lợi của mình trên hết. Câu hỏi quan trọng là quyền lợi này được định nghĩa rộng và hẹp ra sao. Cúm Vũ Hán cho thấy chúng ta đang thất bại trong việc điều chỉnh chiến lược của mình trong thế giới mới này.
Richard N. Haass, Chủ tịch của Hội đồng Quan hệ Ngoại giao, biện luận rằng khủng hoảng do Cúm Vũ Hán gây ra, kéo dài ít nhất là vài năm, sẽ làm cho phần lớn các chính quyền hướng nội, chú tâm vào những gì xảy ra bên trong biên giới của họ, hơn là những gì bên ngoài. Sẽ có sự đổi hướng để tập trung vào chủ trương tự lực tự cường (self-sufficiency) do các tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu… Haass cho rằng sẽ có nhiều quốc gia gặp khó khăn khắc phục khủng hoảng này, và các nhà nước yếu ớt hay thất bại sẽ trở thành một điều phổ biến hơn nữa trong thế giới này. Cuộc khủng hoảng có thể sẽ góp phần làm tồi tệ hơn cho mối quan hệ Mỹ – Trung và sự suy yếu của tiến trình hội nhập châu Âu. Về mặt tích cực thì Haass cho rằng chúng ta sẽ thấy một số tăng cường khiêm tốn của quản trị y tế công cộng trên bình diện toàn cầu.
Giáo sư Stephen Walt, thuộc đại học Harvard, người theo xu hướng chủ nghĩa hiện thực, nhận định rằng nạn đại dịch không thay đổi là bản chất xung đột căn bản của chính trị quốc tế. Nhưng nó sẽ làm cho các nhà nước mạnh hơn và củng cố chủ nghĩa dân tộc.
“Chính quyền bằng mọi hình thức khác nhau sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp để quản lý khủng hoảng, và nhiều trong số đó sẽ không dễ dàng từ bỏ quyền lực mới này khi khủng hoảng đã qua. Cũng như trước đây, cúm Tây Ban Nha năm 1918 – 1919 không chấm dứt sự tranh giành giữa các cường quốc, hay đem đến một thời đại mới của sự hợp tác toàn cầu. Cúm Vũ Hán cũng thế. Công dân sẽ trông đợi vào các chính quyền quốc gia mình để bảo vệ họ, và các nhà nước, doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu các tổn thương trong tương lai. Điều này đưa đến sự thoái trào hơn nữa về tiến trình siêu toàn cầu hóa. Tóm lại, giáo sư Walt cho rằng Cúm Vũ Hán sẽ tạo ra một thế giới ít rộng mở hơn, ít thịnh vượng hơn và ít tự do hơn.” Giáo sư Stephen Walt nhận định.
Sau cùng, Nicholas Burns, giáo sư thuộc Harvard Kennedy School of Government, cho rằng tuy đại dịch Cúm Vũ Hán là một khủng hoảng toàn cầu lớn nhất của thế kỷ này, nhưng ông lạc quan về sức mạnh tinh thần của con người. Burns nhận xét: “Ở mỗi quốc gia, có rất nhiều ví dụ về sức mạnh tinh thần con người – của các bác sĩ, y tá, lãnh đạo chính trị và công dân bình thường – thể hiện sự kiên cường, hiệu quả và khả năng lãnh đạo. Điều đó mang đến hy vọng rằng đàn ông và phụ nữ trên khắp thế giới có thể chiến thắng trong việc đối phó với thử thách phi thường này.”
Qua nhận định tổng quan của các chuyên gia quốc tế về tình hình thế giới do đại dịch Cúm Vũ Hán gây ra hiện nay, đánh giá hết sức bi quan về hậu quả khắc nghiệt mà Cúm Vũ Hán đã đang và sẽ tiếp tục mang lại cho mọi người dân trên thế giới.
Bên cạnh đó, Ngoài những chuyên gia và chính trị gia, các nhà lãnh đạo về y tế cũng quan niệm rằng thế giới mà nhân loại đang và sẽ sống trong những ngày tới sẽ bị thay đổi sâu sắc từ nỗi kinh hoàng mà Trung Quốc gây ra.
Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)