Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính và “Lằn ranh đỏ mong manh”

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=e_h2iOtTzzY

“Lằn ranh đỏ” được Đảng Cộng sản vạch ra để cảnh báo các quan chức trong nội bộ, đặc biệt với các cương vị cao như Thủ tướng Chính phủ, về sự trừng phạt nếu có các biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hoá” tư tưởng, thách thức quyền lực tuyệt đối của Đảng và đe doạ sự tồn vong chế độ.

TS. Phạm Quý Thọ đưa ra ý kiến về vị thế quan trọng nhưng của đầy thách thức của tân Thủ tướng ở Việt nam.

“Lằn ranh đỏ” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh (Red line) dùng để chỉ về một ranh giới vô hình được vạch ra nhằm cảnh báo việc không được phép vượt qua nếu không sẽ đối diện với nguy cơ bị trừng phạt hay chịu hậu quả bất lợi.

Ảnh: Với 462/466 đại biểu tán thành, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chính thức được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 và thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức sau đó.

“Lằn ranh đỏ” được Đảng vạch ra trong bối cảnh trong bối cảnh bất ổn thể chế khi chức năng độc đoán bị rối loạn.

Quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hoá” của quan chức trong bộ máy diễn ra phức tạp và luôn có nguy cơ bùng phát.

Có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng sâu xa là mâu thuẫn giữa ý thức hệ cộng sản của chế độ và các giá trị của kinh tế thị trường không thể có lời giải thuyết phục.

Quá trình cải cách được khái quát là mò mẫm, “dò đá qua sông”, tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề khi Đảng Cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường sẽ có thể thay đổi như thế nào.

Ứng phó bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi khiến “lằn ranh đỏ” trở nên “mong manh”.

Chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang thị trường là chính sách ứng phó giúp cho chế độ toàn trị khỏi sự sụp đổ như đối với mô hình của Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây.

Trong quá trình chuyển đổi này, cương vị thủ tướng có quyền lực lớn, được trao bởi luật pháp và thực tế điều hành bởi chỉ có tăng trưởng kinh tế mới đảm bảo được tính chính danh của độc đảng cầm quyền và chế độ, khi các lãnh đạo không được người dân trực tiếp bầu chọn dân chủ.

Ngoại trừ thời chiến tranh và giải quyết hậu quả của nó, quan sát các nhiệm kỳ đại hội đảng trong thời kỳ “Đổi mới”, từ cuối những năm 1986, cho thấy vai trò cá nhân của Tổng Bí thư Đảng “mờ đi” tương đối trong khi vai trò của Thủ tướng Chính phủ “mạnh” dần lên.

Với thành tích tăng trưởng tương đối cao trong gần ba thập kỷ, người điều hành kinh tế được ví như vị tướng xung trận dễ “nổi bật” với chiến công trận mạc hơn là sự lãnh đạo của Đảng bằng các văn kiện, nghị quyết, kiểu “buông rèm nhiếp chính”.

Không “cố tình” nhưng các vị thủ tướng đều để lại dấu ấn cá nhân trong nhiệm kỳ.

Hơn thế, thực quyền của thủ tướng mạnh lên mỗi khi ông ta được cho là người mang lại “lợi ích hữu hình” cho quan chức trong bộ máy cai trị.

Thay đổi bước ngoặt đã xảy ra khi kinh tế rơi vào khủng hoảng, “bất ổn kinh tế vĩ mô” kéo theo “bất ổn thể chế”, cao điểm trong nhiệm kỳ Đại hội 11 (2011-2016).

Ông Thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ này thậm chí bị đề xuất kỷ luật bởi Bộ Chính trị, nhưng đã “thoát hiểm” khi không nhận được sự chấp thuận “quá bán” của các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.

Cương vị Tổng Bí thư bị thách thức bởi “đối thủ” hữu hình và nguyên tắc lãnh đạo tập trung của Đảng bị lung lay.

Cả hai lãnh đạo quyền lực nhất của Đảng và Chính phủ đều có chung ý thức hệ.

Bởi vậy, ý kiến rằng ai là “đổi mới” và ai là “bảo thủ” thì có lẽ không thoả đáng.

Đảng nhận định nguyên nhân của tình hình là sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống của bộ máy lãnh đạo là nghiêm trọng, “đe doạ sự tồn vong của chế độ”.

“Do con người chứ không do thể chế”, “thể chế cũng do con người làm ra”.

Những phát ngôn như vậy của các chính khách dễ được “cảm thông” bởi mang tính tuyên truyền. 

Nỗi ám ảnh về sự sụp đổ cả một hệ thống các quốc gia trụ cột của hệ tư tưởng Mác – Lênin đã trở thành định kiến đối với những lãnh đạo được cho là “suy thoái”, kiểu như M. Gorbachov, cựu Tổng Bí thư cuối cùng của Liên Xô cũ, thậm chí bị các nhà lãnh đạo số ít chế độ toàn trị còn lại của hệ thống coi là “tội đồ”.

Thực ra, các quan chức nói chung và ông ta nói riêng cũng chỉ là sản phẩm của thể chế, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

Định kiến như trên đã “dẫn dắt” quá trình “chỉnh đốn” bộ máy Đảng và Nhà nước.

Công tác nhân sự là “then chốt của then chốt” là phương châm chỉnh đốn.

“Lằn ranh đỏ” được vạch ra đối với các quan chức bộ máy điều hành, đặc biệt đối với vị trí người đứng đầu Chính phủ.

Sau khi tái đắc cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ hai tại Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng đã tăng cường chiến dịch “đốt lò” “không vùng cấm” đối với những kẻ vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật, những kẻ tham nhũng.

Đồng thời với việc gieo rắc nỗi sợ hãi đối với quan chức “bất tuân” và có ý định chống đối thì sự thanh lọc, xây dựng bộ máy mới cũng được chú trọng.

Quá trình này được làm liên tục, từ “dưới lên trên” và ngược lại bởi những quy trình, chỉ thị “chặt chẽ” mới được thiết lập, đặc biệt qua các đại hội đảng từ cấp cơ sở đến trung ương.

Đại hội 13 đầu năm 2021 đánh dấu “thành i” của những nỗ lực trên.

Hai trăm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, chính thức và dự khuyết, những quan chức quyền lực trong bộ máy cai trị được chọn ra, trong đó quá nửa là số mới tham dự lần đầu.

Có mười vị “cũ” là những “trường hợp đặc biệt”, trong đó bao gồm các ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc.

Các lãnh đạo Đảng “nhanh chóng” lấp “khoảng trống quyền lực” trong bộ máy Nhà nước trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá 14.

Có nhiều bình luận về bộ máy lãnh đạo mới đã “kiện toàn”, cơ cấu miền Nam “giảm đi”, cán bộ chuyên trách đảng chiếm “ưu thế” so với “kỹ trị”, các lãnh đạo nội chính, an ninh, uỷ ban kiểm tra, ban bí thư – những người tác nghiệp thường xuyên công việc lãnh đạo của Đảng được tăng cường, nhiều lãnh đạo kỹ trị được thay thế hay luân chuyển sang các vị trí “có thể kiểm soát” hoặc ít trọng yếu hơn….

Thế “cài răng lược” có thể giúp Đảng kiểm soát quan chức tha hoá quyền lực, nhưng tính chuyên nghiệp, tính kế thừa và năng lực của từng vị trưởng các bộ, ngành và cả bộ máy đang là vấn đề cho việc lãnh đạo, điều hành kinh tế.

Sự thay đổi các vị trí “tứ trụ” được quan tâm nhiều. Việc luân chuyển nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, được đánh giá cao về năng lực và kết quả điều hành, làm Chủ tịch nước dấy lên đồn đoán về vai trò “quá độ” của ông đã kết thúc.

Vị trí được chú ý nhất chính là tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Theo cách nhìn “truyền thống”, thường từ sự kế nhiệm của vị phó thủ tướng, ông Chính được cho là “bất ngờ” vì “tầm nhìn vĩ mô”.

Ông đã “quyết đoán” và “thành công” khi lãnh đạo một tỉnh biên giới giáp Trung Quốc khiến dư luận nghi ngại về vấn đề “đặc khu hành chính kinh tế” ảnh hưởng tới chủ quyền lãnh thổ.

Ảnh: bà Nguyễn Thúy Hạnh sáng lập viên quỹ 50k, biểu tình phản đối dự luật Đặc khu hồi năm 2018. Bà Hạnh vừa bị nhà cầm quyền Hà nội bắt giam với lý do tuyên truyền chống nhà nước

Dự luật Đặc khu hành chính kinh tế được cho là do ông thiết kế chính.

Dự luật này đã không được Quốc hội khoá 14 thông qua trước làn sóng biểu tình phản đối của dân chúng.

Ngoài ra, quá trình công tác chủ yếu trong lĩnh vực an ninh và chuyên trách đảng tạo ra băn khoăn về năng lực điều hành ở tầm vĩ mô….

Tuy nhiên, theo quan sát cá nhân, Đảng lựa chọn ông Chính làm Thủ tướng CP là sự “ưu tiên” chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” để duy trì chế độ khi những vấn đề khác như năng lực điều hành vĩ mô, uy tín cá nhân… vẫn là ẩn số.

“Lằn ranh đỏ” được Đảng vạch ra sẽ thử thách ông trong nhiệm kỳ có nhiều điều “đặc biệt” này.

Nếu tân Thủ tướng vượt qua và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành công, thì không loại trừ khả năng ông có thể sẽ trở thành người kế nhiệm vị trí quyền lực tối cao của Đảng.”

TS Phạm Quý Thọ đưa ra kết luận.

Tân Thủ tướng VN nếu đề xuất đúng sẽ được ‘ủng hộ ở các cấp cao nhất’

Trả lời BBC News Tiếng Việt PGS. TS Vũ Minh Khương, từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng bốn vị trí cao nhất của chính trị Việt Nam (Tứ trụ mới) có khả năng sát cánh với nhau.

Theo ông Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc NUS thì đó là thuận lợi của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hay Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có kinh nghiệm làm trong chính phủ rồi. Họ hiểu rất rõ các bài toán cần phải giải.

Ảnh: Hai ứng viên Đại biểu Quốc hội độc lập ông Lê Trọng Hùng (trái) và ông Trần Quốc Khánh đã bị bắt giam trước đó. Các ông này có thể không bị bắt giam nếu không tự ứng cử vào Quốc hội

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì có quyền lực rất lớn và có khả năng hỗ trợ toàn diện. Và tôi nghĩ Thủ tướng Phạm Minh Chính may mắn.

Theo tôi, Thủ tướng Chính có khả năng tạo ra được thành quả xuất sắc trong cái gọi là thiên thời địa lợi nhân hòa. Khi một thủ tướng mà có những đề xuất đúng thì tôi tin là phần còn lại của tứ trụ hiện tại sẽ ủng hộ ngay.

TS Vũ Minh Khương, người có kinh nghiệm quản lý ở Việt Nam, cũng đưa ra bình luận trước câu hỏi về tương quan giữa những quyết sách của Bộ Chính trị và quyết định cá nhân của thủ tướng trong điều hành kinh tế.

Người đề xuất và bảo vệ luận điểm của đề án nào đó có ảnh hưởng rất lớn, do vậy thì phải nắm chắc và như thế thì mới có sự đồng thuận. Nói cách khác đi là Bộ chính trị hay trung ương Đảng chuẩn thuận hay ra nghị quyết thì cũng phải có cái hồn của cá nhân chịu trách nhiệm đề xuất“.

Việt Nam trong 5 năm tới, theo ông Khương, là thời điểm rất quan trọng để đặt nền móng cho một quốc gia hiện đại.

Giai đoạn này quyết định Việt Nam có cất cánh được hay không và 5 năm tới Việt Nam cần có bước tiến vượt bậc. Theo tôi ai may mắn lắm thì mới được tham gia vào giai đoạn này. Tức là tiếp tục trong việc hội nhập với thế giới, nắm bắt cách mạng 4.0 hay thúc đẩy kinh tế tư nhân“.

TS Khương từ Đại học Quốc gia Singapore nhận định tân chính phủ phải đương đầu với những thách thức từ láng giềng lớn.

Cái hay của Việt Nam là mình nằm ngay cạnh Trung Quốc. Mà Trung Quốc tiến rất nhanh và cũng là một thế lực khống chế rất nhiều về kinh tế, khoa học kỹ thuật, thị trường và Việt Nam phải đương đầu với những yếu tố đó.

Vì vậy Việt Nam không thể có sự lựa chọn nào khác là phải tự trỗi dậy để tồn tại. Giống như nếu Trung Quốc mạnh như Mỹ mà Việt Nam giống như Mexico thì rất là khổ. Thế nên Việt Nam phải cố gắng để sao như được Canada bên cạnh Mỹ.

Tức là họ ở ngay bên cạnh mình mà họ làm được mà mình không làm được là tính chính danh của Đảng bị giảm sút. Cho nên chính Đảng cũng phải cải cách để ngang bằng trong một chừng mực nào đó. Thuyền trưởng trên con tàu đi trên biển lớn có sóng lớn áp sát mình như vậy thì mình phải vững vàng mà lèo lái con tàu vươn lên và tôi tin là làm được”.

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Vì sao Nguyễn Thanh Nghị cho Đặng Quốc Khánh “đo ván”?

>>> Mới lên làm thủ tướng, Phạm Minh Chính đã phá luật?

>>> Cha con ông Nguyễn Tấn Dũng đang theo dõi tình huống bắt Lê Thanh Hải

Đinh Tiến Dũng mới ngồi vào ghế bí thư Hà Nội liền “có biến”


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023