Nguyễn Hoà Bình mất cơ hội làm phó thủ tướng, quả báo quá nhanh

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=1S0zxzYCVsU

Chánh án tòa án nhân dân tối cao là một chức vụ nhỏ, chỉ dành cho ủy viên trung ương đảng. Tuy nhiên hiện nay ghế này đang được một ủy viên bộ chính trị nắm giữ. Tham vọng của Nguyễn Hòa Bình là chức phó thủ tướng thường trực mà ông Trương Hòa Bình đã để lại. Ông Nguyễn Hòa Bình là nhân vật mà cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đều cần, tuy nhiên tại sao ông Nguyễn Hòa Bình vẫn bị kẹt lại chiếc ghế chánh án tòa án nhân dân tối cao thì chưa rõ, cần phải phân tích thêm.

Thành tích của Nguyễn Hòa Bình không có gì nổi bật ngoài thành tích đen ép chết Hồ Duy Hải qua vụ xét xửa giám đốc thẩm hồi năm ngoái.

Tiếp nối những cái sai có hệ thống của ngành tư pháp Việt Nam qua các vụ án Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn, ông Nguyễn Hòa Bình đã trắng trợn chà đạp lên bộ luật tố tụng hình sự tạo ra một vụ án oan sai chấn động. Đó là vụ kết án tủ cho Hồ Duy Hải.

Vụ án Hồ Duy Hải được cho là có liên quan đến một nhân vật có quan hệ họ hàng gian tộc lớn nhất thành phố Sài Gòn. Mà nền tư pháp của chính quyền CS lâu nay là bảo vệ quyền lợi tầng lớp cầm quyền chứ không bảo vệ công lí. Vụ án Hồ Duy Hải đã sai từ quá trình điều tra, đến phiên sơ thẩm, phúc thẩm và cả giám đốc thẩm. Tất cả đều chà đạp luật pháp và ép chết bị cáo. Đó là dấu hiệu cho thấy cái sai được thông đồng và được thống nhất từ cơ sở đến trung ương.

Việc làm của ông Nguyễn Hòa Bình thì đã rõ mười mươi là làm phẫn nộ nhân dân, nhưng ông ta lại làm hài lòng một tập đoàn quyền lực khét tiếng. Đây là điểm mạnh mà cả ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính cần đến Nguyễn Hòa Bình.

Trước đại hội 13, Nguyễn Hòa Bình ghi điểm rất tốt đối với những thế lực lớn, nhờ đó mà ông ta được đề cử vào Bộ Chính Trị để chuẩn bị được cơ cấu ở vị trí cao hơn.

Trương Hòa Bình “rớt đài”

Nguyễn Hòa Bình bị vuột nhiều cơ hội lớn

Nguyễn Hòa Bình làm quan tòa không vì công lý mà vì mục đích chính trị của riêng ông. Khi ông đã đạp lên đàu thần công lý để thực hiện mưu đồ riêng thì rõ ràng ông ta đã làm điều thất đức. Về luật pháp thì ông Nguyễn Hòa Bình có thể đạp lên được, nhưng về luật nhân quả thì ông Nguyễn Hòa Bình khó mà tránh được.

Nhìn bề ngoài, Nguyễn Hòa Bình được cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính chèo kéo, tưởng như con đường quan lộ của Nguyễn Hòa Bình sẽ lên như dìu gặp gió, tuiy nhiên thực tế thì không suông sẻ như người ta nghĩ, còn lí do tại sao thì khó có thể giải thích một cách thỏa đáng được.

Sau đại hội 13, có tin cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa ông Nguyễn Hòa Bình ngồi vào chiếc ghế trưởng ban nội chính trung ương. Nếu ông Nguyễn Hòa Bình mà ngồi vào ghế này thì như hổ mọc thêm cánh, lúc đó dựa vào quyền thanh tra moi móc sai phạm của quan chức ông Nguyễn Hòa Bình có thể quy tụ về dưới trướng một số thuộc hạ trung thành và loại bỏt nhiều đối thủ. Tuy nhiên vào giờ chót, ông Nguyễn Hòa Bình trượt khỏi chiếc ghế quyền lực này mà không hiểu tại sao. Có lẽ vì ông Phan Đình Trạc không có bến đỗ mới nên làm co Nguyễn Hòa Bình mất cơ hội thứ nhất.

Trước đây việc chọn nhân sự nhưng chưa bổ nhiệm là chắc chắn rồi, tuy nhiên ở đại hội 13 này, các phe nhóm đấu đá mạnh quá nên đến phút thứ 89 vẫn chưa ngã ngũ. Vậy nên nhiều dự đoán đều có thê sai lệch vì những bàn thắng vào phút chót. Ông Nguyễn Hòa Bình bị vuột mất cơ hội ngồi vào ghế trưởng ban nội chính cũng là bởi những trường hợp bất ngờ như thế.

Sau khi bị trượt cơ hội vào ban nội chính, ông Trương Hòa Bình có cơ hội được bổ nhiệm vào chức phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên dường như ông Phạm Minh Chính không thể kéo Nguyễn Hòa Bình về chính phủ được. Việc giữ ông Nguyễn Hòa Bình ở ban bí thư đã làn cho ban bí thư trở nên chật chội, cơ hội của Nguyễn Hòa Bình ngày một ít dần.

Xử vụ Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình đã gây nên tội ác với bị cáo và gia đình bị cáo, ngoài ra ông ta còn gây nên sự phẫn uất của xã hội. Vết nhơ này người dân Việt không bao giờ quên.

Nguyễn Hòa Bình vuột mất cơ hội thứ 2?

Nguyễn Hòa Bình và các vết nhơ

Nguyễn Hòa Bình là con người xuất thân từ công an, ông ta không xa lạ gì ý muốn của sếp bên trên. Không phải thượng tôn pháp luật mà được trọng dụng, mà là dùng người đó sếp đạt mục đích gì mới là quan trọng. Với việc chà đạp lên công lý dễ dàng, Nguyễn Hòa Bình là con người mà cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phạm Minh Chính muốn dùng ông này vào mục đích xấu. Dùng ông này xong, đếu bị buộc tội thì họ sẽ dùng Nguyễn Hòa Bình làm tốt thí một cách dễ dàng. Với con người đã từng thời gian làm ở ngành công an, ngành kiểm sát và cả ngành tòa án, thì nếu ông Nguyễn Hòa Bình về chính phủ thì ông Phạm Minh Chính phân công quản lý bộ tư pháp và Bộ Công An. Bộ tư pháp thì không có vai trò gì lớn, nhưng đáng nói là Bộ Công An. Khi bộ này có một ông bộ trưởng xem thường pháp luật như Tô Lâm và cộng thêm một ông phó thủ tướng xem luật pháp không ra gì như Nguyễn Hòa Bình thì có thể nói, xã hội Việt Nam vào những năm tới đây sẽ rất khó khăn.

Nguyễn Hòa Bình là một người nói lời ngược ngạo không biết ngượng. Một gian hùng rất đáng sợ. Vào ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các Toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, khi được hỏi về án oan thì ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định “Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự”. Đấy là thái độ thách thức và xem thường dân. Muốn cứng với dân thì Phạm Minh Chính lại cần con người như vậy.

Vụ án Hộ Duy Hải là bộ mặt thật của Nguyễn Hoàn Bình. Bản thân ông Nguyễn Hòa Bình từng là thiếu tướng công an tại Long An khi xảy ra vụ án và sau làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ủy viên Trung ương Đảng CSVN, lực lượng lãnh đạo toàn bộ xã hội.

Trong vụ án này, Nguyễn Hòa Bình là nhân vật đóng nhiều vai, từ công an đến viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và cuối cùng là chánh án tòa án nhân dân tối cao. Từ điều tra đến tòa án, có thể nói ông Nguyễn Hòa Bình đều có giấu ấn. Và sự bóp méo vụ án đấy đã nói lên bản chất của ông Nguyễn Hòa Bình.

Quả báo nhãn tiền

Suốt 6 tháng qua, ông Nguyễn Hòa Bình đang hy vọng được bổ vào chính phủ làm phó thủ tướng thường trực thay cho ông Trương Hòa Bình. Tuy nhiên tại kỳ họp của hội nghị trung ương 3 và cuộc họp của ủy ban thường vụ quốc hội sau đó thì Quốc hội mới dự kiến phê chuẩn 4 Phó thủ tướng trong đó không hề có tên ông Nguyễn Hòa Bình. Vậy là xem như cơ hội thứ hai cho Nguyễn Hòa Bình xem như đã thất bại.

Số lượng Phó thủ tướng đương nhiệm là 5, tuy nhiên Quốc hội khóa mới dự kiến phê chuẩn 4 người ở chức danh này. Vậy là ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết trói chân ông Nguyễn Hòa Bình ở lại ban bí thứ chứ nhất quyết không cho ông này nhảy qua chính phủ. Đây là chiến thắng của Nguyễn Phú Trọng, nhưng thất bại cho Phạm Minh Chính và cả thất bại cho Nguyễn Hòa Bình nữa.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 20 tới, dự kiến 499 đại biểu sẽ bầu hoặc phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước; gồm các khối Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.Riêng khối Chính phủ, hiện nay có 5 Phó thủ tướng, kỳ tới kiện toàn 4 vị, như vậy tổng số nhân sự lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước giảm một so với trước đây (từ 51 xuống 50). Cơ bản các Phó thủ tướng đương nhiệm đều được giới thiệu tái cử trừ ông Trương Hòa Bình.

Điều đáng nói là ông Nguyễn Hòa Bình bị giữ lại ban bí thư nhưng không hề được lên chức mà khả năng cao là ông ta bị giữ lại ở chức chánh án tòa án nhân dân tối cao. Nghĩa là có thể ông Trọng lại đì ông Nguyễn Hòa Bình trên chiếc ghế cũ, chiếc ghế chỉ dành cho ủy viên trung ương đảng. Rất có thể ghế ủy viên bộ chính trị đối với Nguyễn Hòa Bình trở nên vô nghĩa. Liệu đây có phải là quả báo không? Rất có thể là như vậy.

4 phó thủ tướng không có Nguyễn Hòa Bình

Minh Tú – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Covid-19: Việt Nam phong tỏa miền Nam, Hà Nội dùng ‘biện pháp cấp bách’

>>> Sục sôi Cuba: Yết hầu và Phên dậu

>>> Trương Hòa Bình bị loại, dù lì đến đâu cũng bị nhổ đi

Chấn động! Một quan chức tỉnh Đồng Nai đào tẩu sang Mỹ


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023