Ai buộc Võ Văn Thưởng phải “trồi mặt” lên?

Link Video: https://youtu.be/F0DU2ZLsrS4

Những năm gần đây ghế thường trực ban bí thư thường gặp nhiều bất trắc. Không ai ngồi trọn nhiệm kỳ, đấy là điềm không tốt. Người CS rất mê tín, mỗi khi dẫm lên bước chân người tiền nhiệm có số phận không tốt, con đường quan lộ không hanh thông thì họ hay cúng vái chùa để họ được yên.

ĐCS đã quy định sức khỏe lãnh đạo là bí mật nhà nước nên rất ít khi có ai đó cho biết sức khỏe của mỗi lãnh đạo thế nào. Cho nên hễ ai lâu không xuất hiện thì cư dân mạng xuất hiện tin đồn trù ẻo các ông đó bị trọng bệnh, thậm chí chết. Đấy là lòng dân, dân muốn những quan chức CS như vậy để họ reo mừng. Đây là thực tế rất buồn cười ở Việt Nam.

Có những tin tức không chính thống do đấu đá nội bộ mà họ tuồng ra cho những facebooker hot đăng tải, và cũng có những tin tức chỉ xuất phát từ lời đồn thể hiện ý muốn của nhân dân. Ở đất nước này, người dân đã rất chán ghét chính quyền độc tài và đầy rẫy tham nhũng như Việt Nam, nên dân luôn muốn có quốc tang để khui bia ăn mừng.

Từ nhiều năm nay, xã hội chứng kiến nhiều lời đồn chính xác, đó là cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang và nhiều nhân vật khác. Điều đặc biệt là các nhân vật lớn trong trung ương đảng và Bộ Chính Trị thường chọn các nước tư bản để chữa bệnh chứ không bao giờ họ chịu chọn Trung Quốc. Tại Châu Á thì Nhật Bản và Singapore là 2 quốc gia mà các quan chức chuộng nhất. Vì họ biết, những bệnh viện này hiện đại và đáng tin cậy.

Chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng bị ngã bệnh tại Kiên Giang ngày 15/5/2019 là được chữa trị tại Việt Nam, tuy nhiên cũng phải hiểu là trong tình trạng cấp bách ĐCS không thể chuyển ông đi xa để chữa trị vì lúc đó thời gian là sự sống. Không biết lần tới ông Nguyễn Phú Trị ngã bệnh người ta có đưa ông đi xa để chữa trị hay không, hay là vẫn đưa và bệnh viện 108 để chữa như mọi khi?

Có lẽ nếu ông Nguyễn Phú Trọng mà bị đưa vào bệnh viện một lần nữa thì khó có khả năng sống sót. Lần ngã bệnh vừa rồi của ông Nguyễn Phú trọng được xem là rất nặng.

Những nơi ưa chuộng của quan chức cấp cao

Những năm gần đây, Nhật Bản luôn là nơi dừng chân của những bệnh nhân cấp cao đến từ Việt Nam. Không biết lý do vì sao? Bởi vì đi Singapore thì gần hơn đi Nhật Bản nhưng không biết tại sao người ta chọn Nhật Bản. Cũng có khi, vì Nhật Bản là đất nước phát triển lâu đời hơn Singapore. Và cũng có thể các bệnh viện Nhật Bản giữ bí mật tốt hơn. Những người chọn Nhật Bản chữa trị trong những năm gần đây có thể kể đến như:

Trường hợp ông Đinh Thế Huynh. Ông này cũng từng giữ chức thường trực ban bí thư và rất triển vọng để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên vào tháng 5/2017 ông Huynh ngã bệnh và phải đi Nhật Bản chữa trị. Căn bệnh bí ẩn ập đến với ông Đinh Thế Huynh sau khi ông này đi Mỹ trở về. Kể từ đó sự nghiệp chính trị của ông Huynh cũng chấm dứt. Đây là bài học cho Võ Văn Thưởng, thân cận với Nguyễn Phú Trọng như Đinh Thế Huynh mà còn không thọ thì vị trí của Võ Văn Thưởng cũng bấp bênh lắm. Chính trị là con dao hai lưỡi, thân cận đó và thành kẻ thù đó rất khó lường.

Trường hợp thứ hai, đó là trường hợp của ông cựu chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tháng 8/2017 đến lượt ông Trần Đại Quang Ủy Viên Bộ Chính Trị đương kim Chủ tịch nước cũng mắc bệnh là và phải sang Nhật chữa và đã mất hơn 6 tuần làm việc. Sau khi thông tin rò rỉ chữa bệnh tại Nhật được một thời gian thì ông Quang bị “tích xanh” trên trán. Tháng 9/2018 trút hơi thở cuối cùng. Người thay ông Trần Đại Quang ngồi vào ghế chủ tịch nước không ai khác chính là ông Nguyễn Phú Trọng. Cái chết bí ẩn của ông Quang làm người ta nghi ngờ mối quan hệ phức tạp giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang. Và người ta cũng đặt câu hỏi rằng, tại sao ông Trần Đại Quang không chịu chữa trị ở bệnh viện quân y 108 mà lại sang tận Nhật Bản, hay là ông Quang sợ chữa tại 108 thì sẽ có bàn tay ai đó can thiệp vào? Đó là một lý do nghi ngờ, bởi vì mối quan hệ chính trị trong chính trường Việt Nam rất phức tạp và khó kường.

Còn những ai chọn Nhật?

Vào tháng 10/2019 trong chuyến thăm Nhật Bản để dự lễ đăng quang Nhà vua Nhật Bản Naruhito tại Tokyo. Kết thúc chuyến thăm, ra tới sân bay (23/10) ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó là Thủ tướng cũng được tin là đã bị đột quỵ và ngất tại sân bay, ngay lập tức phải đưa vào cấp cứu vì viêm trực tràng. Ông Phúc được phẫu thuật và xuất viện trở về Việt Nam trễ mất một tuần (29/10). Việc ngã bệnh của ông Phúc được báo chí nhà nước giữ kín, và sau đó ông về nước như không có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên việc về nước trễ 7 ngày so với lịch trình thì không ai để ý. Và báo chí nhà nước cũng im luôn, chỉ có những nguồn tin bị rò rỉ mới làm người ta biết được.

Ông Võ Văn Thưởng

Vào tháng 2/2020, giữa lúc dịch Covid hoành hành tại một số nước Châu Á, châu Âu và lan tỏa sang Mỹ. Bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng viếng thăm Nhật Bản trong sự âm thầm lặng lẽ gần 7 tuần lễ để chữa bệnh di căn. Bệnh tình của bà Ngân dù làm bí mật nhà nước, tuy nhiên nó không là bí mật trong đảng, đây chính là yếu tố làm cho bà Ngân bị loại khỏi tứ trụ ở đại hội 13 vừa qua.

Đầu năm 2021 này thì Nguyễn Thị Than Nhàn – CEO AIC cũng phải ghé thăm Nhật Bản để chữa bệnh ung thư tuyến giáp. Chị Nhàn là một doanh nhân thứ thiệt mà trong chính trường Việt Nam ai cũng phải nể. Vụ Bộ quốc phòng Việt Nam mua vũ khí của Isarel hợp đồng từ năm 2016 đến 2020 trị giá cả tỷ USD đều do chị Nhàn điều phối và môi giới.

Vừa qua, trên mạng facebook đã có nhiều tin đồn thất thiệt về đương kim Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vắng mặt truyền thông hơn một tháng.

Theo thông tin rò rỉ, ông Võ Văn Thưởng đã đi Nhật Bản hơn 5 tuần để chữa một khối u bị tái phát. Ông Thưởng mới về nước hôm 12/8 vừa qua. Hiện vẫn được các bác sĩ theo dõi rất chặt chẽ, nếu trong trường hợp xấu thì sẽ có một Ủy viên Bộ Chính Trị thay thế Võ Văn Thưởng trong thời gian sớm nhất để ổn định tình hình.

Ông Võ Văn Thưởng quê Vĩnh Long, năm nay 51 tuổi, từng là Ủy viên Bộ Chính Trị- Trưởng Ban tuyên giáo Khóa 12 của đảng, có một vợ, 2 con. Cô con gái lớn đang học tại Anh Quốc, con thứ đang học cấp 2 tại Tp HCM.

Ông Võ Văn Thường từng là bí thư Quảng Ngãi và có tin đồn có mối quan hệ trên mức bình thường với đương kim Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi bà Bùi Thị Quỳnh Vân.

Việc ông Võ Văn Thưởng vắng mặt làm cho cộng đồng mạng bàn tán xôn xao và nhiều người đã tung lời ác ý, đây là điều mà các quan chức CS sợ nhất.

Trồi lên mặt báo để dập tắt lời đồn

Trước những lời đồn như vậy, thì  ngày 16/8, báo chí nhà nước CS đưa tin, tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã diễn ra theo hình thức trực tuyến tới 64 điểm cầu tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước, với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu.

Tại điểm cầu Trung ương, có ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng. Tuy nhiên hình ảnh ông Thưởng thì không thấy.

Nhiều người cho rằng, sức khỏe ông Võ Văn Thưởng chưa được tốt lắm nên khó có chuyện ông Võ Văn Thưởng tới dự họp khi mà sức khỏe chưa cho phép. Tuy nhiên trên phương tiện truyền thông báo chí thì phải xướng tên ông Thưởng để trấn an dư luận. Điều đó chứng tỏ chính quyền CS cũn đang rất quan tâm tới dư luận xã hội và luôn tìm cách đối phó. Ông Võ Văn Thưởng còn trẻ, tuy nhiên ông dính bệnh thì có thể sự nghiệp chính trị sẽ không còn triển vọng. Tình hình sức khỏe ông Thưởng ra sao, hãy chờ xem hồi sau sẽ rõ.

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Mua thêm điện của Lào, Việt Nam ký giấy khai tử Đồng bằng Sông Cửu Long?

>>> Covid-19: Trung Quốc hỗ trợ Quân đội Việt Nam vaccine

>>> “Ai ở đâu thì ở đó” – dân sống làm sao?

Triệt cả nhà Nguyễn Đức Chung, lộ diện kẻ chủ mưu?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023