Tết với Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà và mong ước tuổi xế chiều

Link Video: https://youtu.be/MKCz0BIQka4

Tết là quãng thời gian mà hầu như ai cũng mong chờ để được nghỉ ngơi, vui vẻ sum vầy bên gia đình; thế nhưng đối với những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà (TPB VNCH), Tết năm nay đối với họ thật cũng bình lặng như ngày thường.

Với họ, ở cái tuổi xế chiều, chỉ cần được bình an, không bị đau bệnh hành hạ là đủ.

Nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022, Đài Á Châu tự do liên hệ với một số TPB VNCH trong nước và nghe các ông trải lòng về cuộc sống, hoàn cảnh và nỗi lòng hiện tại.

Mỗi người đều có một hoàn cảnh, số phận riêng, nhưng mẫu số chung của những người TPB này là họ đều mang khiếm khuyết trên cơ thể, tuổi cao, sức yếu và hoàn cảnh khó khăn.

Hầu hết các ông làm những công việc phổ thông như bán vé số dạo, bơm vá xe hay chạy xe ôm…

Trong năm qua, vào thời điểm dịch bệnh COVID – 19 tăng mạnh, chính quyền cấm tất cả những công việc kiếm sống trên đường phố, khiến nhiều TPB rơi vào hoàn cảnh khó khăn, chật vật hơn.

Ảnh: Các TPB VNCH họp mặt trong chương trình Tri ân Thương phê binh Việt Nam Cộng Hoà

Đón Tết đơn sơ

Thương phế binh Nguyễn Công Lý, 68 tuổi, ở Sài Gòn, hiện nay đi làm thuê, nếu không có việc thì chạy xe ôm kiếm thêm. Còn vợ thì đi phụ việc nhà cho người ta.

Mùa dịch vừa qua, hai người không có thu nhập mà phải nuôi thêm một đứa cháu 18 tuổi bị chậm phát triển so với các bạn cùng lứa, nên cuộc sống lại càng thêm thiếu thốn:

Nói chung cuộc sống nó cũng bấp bênh lắm, không chạy xe được mà cũng không đi làm được. Cháu nó lại nghỉ học nữa, thành ra chú chỉ chỉ toàn là đi xin thức ăn và lương thực của bên các ban từ thiện và mấy chùa để mình ăn thôi chứ đâu có làm gì ra tiền đâu.

Về phòng trọ thì người ta cũng chỉ trừ của mình có 200.000 đồng, thiếu người ta bốn, năm tháng tiền phòng trọ. Tới giờ cũng còn nợ lại ba tháng nay đâu có tiền đóng tiền trọ.”

Không có việc làm, nhờ các linh mục Dòng Chúa cứu thế có chương trình Tri ân TPB VNCH cho gạo mà gia đình ông cầm cự được qua mùa dịch.

Đến giáp Tết, các linh mục lại vận động ân nhân cho thêm hai triệu rưỡi nên hai vợ chồng có thêm chút tiền mua thịt trứng, đón một cái Tết đơn sơ.

Điều mong muốn lớn nhất của chú bây giờ là cuộc sống mình làm ăn được để trang trải tiền phòng trọ được là mình đã cảm thấy là tạm sống được, chứ chuyện ăn uống chú thấy cũng không quan trọng.

Ví dụ thiếu hụt gạo thì thỉnh thoảng cha Phạm Trung Thành (linh mục Dòng Chúa cứu thế – PV) cũng có cho chục ký. Nếu mình hụt nữa thì mình đi ra các chùa xin, xin ở các chùa thì các thầy cũng cho mình năm, mười ký gạo vậy đó.”

Ảnh: Chương trình khám bệnh, phát thuốc và trao quà cho các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà, tại nhà thờ Dòng Chua Cứu Thế ngày 6-6-2020

Tuổi cao sức yếu

TPB Hồng Luông Cơ, năm nay 71 tuổi, cho hay vừa mới xuất viện ngay trước Tết hai ngày, nên năm nay cũng không chuẩn bị gì để mừng năm mới.

Ông bị thoát vị đĩa đệm, loãng xương nặng, xương bị xẹp phải nằm hẳn một chỗ, tất cả mọi sinh hoạt phải nhờ vợ con phụ giúp.

Cuộc trò chuyện vơi ông Cơ bị ngắt quãng nhiều lần vì ông bị lên cơn đau. Ông nói đau đớn lắm mà cũng phải ráng chịu đựng. Bác sỹ không cho phẫu thuật vì tỉ lệ sống sót chỉ có 30%: “Giờ hoàn cảnh của chú là nằm một chỗ, bị loãng xương. Bây giờ mổ không được, cũng không bơm xi măng vô được. Nếu bơm xi măng mà bị lọt vô tủy xương thì bị liệt.

Bây giờ chú đau đớn lắm mà phải chịu, nằm ở nhà vợ con lo, phải ráng sống chứ nó đau đớn lắm.”

Ảnh: các Thương phế binh VNCH thăm hỏi lẫn nhau ở Tp Ban Mê Thuột hôm 25-1-2022

TPB Trịnh Văn Thanh, 65 tuổi, hiện đang ở nhà cùng với anh trai và em gái ở Sài Gòn chia sẻ rằng nhờ có mạnh thường quân tặng quà, rồi hùn tiền với anh em trong nhà nên cũng có được ba ngày xuân tạm  đủ.

Ông Thanh trước làm nghề bán vé số dạo, nhưng mấy năm nay dịch bệnh, rồi sức khoẻ ngày càng yếu, đau bệnh liên miên nên phải nghỉ ở nhà. Nhờ có ân nhân, gia đình nên đỡ  phần ăn uống. Ông chỉ cầu mong sức khoẻ ổn định, không tốn tiền thuốc thang để không phải phiền đến người thân:

Nếu như mình khéo gói ghém, dành dụm thì cũng ăn uống sống qua ngày được. Sợ nhất là đau bệnh, tốn tiền nhiều thì không chịu nổi. Còn bình thường người này người kia giúp một chút đỉnh thì cũng được, ăn cơm rồi sống qua ngày cũng tạm ổn.

Nói chung chú mong mình khỏe mạnh để đỡ tốn tiền mua thuốc. Bệnh hoạn khổ lắm.”

Vẫn cố gắng từng ngày

Ông Lê Văn Sẻ, đang ở một vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Củ Chi, chia sẻ với Đài Á châu Tự do về ngày Tết năm nay của gia đình cũng không có gì đặc biệt, chỉ bánh chưng dưa cà gói gém vừa đủ trong ba ngày Tết thôi.

Năm nay đã 80 tuổi, mang trên mình nhiều thương tật từ thời chiến tranh, cộng với nhiều căn bệnh như bệnh tim, huyết áp, bệnh thận và tai biến, nhưng ông vẫn cố gắng đi bán vé số kiếm tiền ăn qua ngày.

Vợ ông năm nay cũng đã ngoài 70, bị thoái hoá cột sống nên không được phép làm việc nặng.

Ngày trước, khi còn khoẻ được chút thì ông đi xa hơn, bán được nhiều hơn, nhưng từ hai năm trở lại đây, tuổi cao sức yếu và tình hình dịch COVID lan tràn, nên cả hai vợ chồng phải nghỉ ở nhà.

Bữa nào khoẻ chút thì ông cũng ráng ra đại lý lấy vé số bán lòng vòng mấy quán cà phê trong xóm. Mỗi ngày bán được vài chục tờ, kiếm được mấy chục ngàn, chỉ vừa đủ một bữa ăn bình dân cho hai người.

Cũng lây lất bán gần gần chòm xóm chứ không đi đâu xa. Khi nào khỏe thì đi còn mệt bệnh thì ở nhà. Chòm xóm gần có mấy tiệm cà phê thì mình cũng đi tới đó bán, một bữa cũng không được nhiều. chừng vài chục vé chứ không nhiều.”

“Trách nhiệm đã hết, nhưng danh dự phải giữ”

Các TPB VNCH mà RFA có cơ hội được trò chuyện trong bài viết này, họ đều cảm thấy rất hạnh phúc và trân trọng tình cảm của tất cả những người đã từng giúp đỡ, chia sẻ, và nâng đỡ những anh em TPB không may mắn còn ở lại Việt Nam sau cuộc chiến.

Ông Lê Hoàng Minh, năm nay 72 tuổi, ở Gò Vấp kể cho RFA về câu chuyện của bản thân. Trong một lần đi tiếp tế cho đơn vị hành quân vào năm 1972, ông đạp phải mìn làm cụt cả hai chân trên đầu gối, bể một con mắt và mất một bên xương quai hàm.

>>>(Ảnh: Thương phế binh Lê Hoàng Minh, 72 tuổi, ở Gò vấp)

Sau chiến tranh, ông không lập gia đình, làm công việc buôn bán lặt vặt ngoài đường, kiếm sống qua ngày.

Sống chỉ có một mình, ông Minh rất vui khi có người đồng đội ở bên kia đại dương mà còn nhớ đến mình, chia sẻ, an ủi và giúp đỡ trong những lúc ngặt nghèo. Nhưng cũng có đôi lần, người TPB này nhận quà mà cảm thấy chạnh lòng. Ông nói đối với một người lính VNCH, tổ quốc, danh dự và trách nhiệm phải đặt lên trên hết. Có thể bây giờ trách nhiệm đã hết, nhưng danh dự là phải giữ:

Có một số người muốn giúp cho anh em TPB nhưng họ lại muốn chúng tôi phải nghèo, phải mặc áo rách thì họ mới giúp. Điều đó đôi khi cũng hơi buồn.

Nếu chia sẻ thì chúng tôi xin nhận, còn nếu như nói thương hại, ban phát thì chuyện đó lại khác.

Đây là vấn đề danh dự của một con người mà hơn nữa mình đã từng là một người lính, tổ quốc danh dự và trách nhiệm là phải đưa lên.”

Nói về mong ước ở tuổi xế chiều này, các ông TPB chỉ cần được bình an, có sức khoẻ, không bệnh đau gì để được làm việc nuôi bản thân và gia đình. Đối với những người đã không còn sức lao động, họ cũng mong các mạnh thường quân có thể tương trợ, giúp đỡ để cuộc sống không quá lây lất, cực nhọc trong đoạn cuối của cuộc đời.

Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: [email protected]  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Tập Cận Bình coi chừng phía sau lưng

>>> Năm Nhân Dần 2022: Lối thoát nào khỏi “vòng xoáy” tha hoá quyền lực?

>>> Thấy gì qua vụ án ở Cục lãnh sự : “Kiếm ăn trên xương máu đồng bào”

Kon Tum: Khởi tố bắt giam nghi phạm giết Linh mục Trần Ngọc Thanh


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT