Sau khi “hạ” được Trịnh Văn Quyết, Trung ương tung tiếp đòn hiểm vào FLC?

Link Video: https://youtu.be/zeJdbdVWGwE

FLC là công ty tỷ đô, việc Trung ương xé bỏ lệnh trừng phạt trước đó để bắt giam ông Trịnh Văn Quyết được xem là tiếng súng lệnh cho Bộ Công An tấn công vào tập đoàn này. Khi cừu được vỗ béo đủ lớn, đủ ngon thì người ta mới thịt chúng đưa lên bàn nhậu. Không khó để nhận ra Trung ương đang muốn tấn công đánh mạnh vào FLC. Vì thế họ không chỉ dừng lại ở việc bắt ông Quyết mà họ còn muốn tấn công mạnh hơn và sâu hơn vào tập đoàn này.

Việc bắt bớ những nhân vật chủ chốt của FLC, dù rằng ban quản trị của tập đoàn này đã đề cử người thay thế ông Trịnh Văn Quyết nhưng thực tế cho thấy, nội bộ tập đoàn này đang rất bất ổn. Áp lực đến nỗi, ngày 15/04 vừa qua 2 thành viên Ban kiểm soát FLC xin từ nhiệm. Tuy Tập đoàn FLC đã công bố thông tin về việc nhận được Đơn từ nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty của Ông Nguyễn Chí Cương và Bà Phan Thị Bích Phượng vì lý do cá nhân. Nhưng thực chất, đang có áp lực rất lớn đè nặng lên từng cá nhân của những người có quyền trong tập đoàn này.

Hình: Hai người trong Ban Thanh tra Tập đoàn xin từ nhiệm

Cách đây không lâu, FLC cũng đã gia hạn thời gian tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm nay chậm nhất tới ngày 30/6/2022. Đồng thời, Tập đoàn này ban hành Nghị quyết về việc hủy danh sách cổ đông lập ngày 23/3 để tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Thực tế, Tập đoàn FLC đang phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến biến động nhân sự cấp cao. Tại phiên họp thường niên sắp tới, FLC nhiều khả năng sẽ phải bầu bổ sung thành viên vào Hội đồng Quản trị, thay thế cho ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung.

Ngày 14/4 vừa qua, Tập đoàn FLC có văn bản công bố thông tin gửi tới Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Cụ thể thông tin được FLC công bố bao gồm: Xin gia hạn thời gian tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 chậm nhất tới ngày 30/6/2022 và Huỷ ngày 23/3/2022 là ngày để thực hiện quyền tham dự cuộc họp ĐHCĐ thường niên của công ty.

Sau khi ông Quyết bị bắt, thì phía chính quyền CS cũng đã truy tới cùng những hoạt động của FLC. Thực tế FLC đã nợ thuế quá hạn 90 ngày nhưng tại sao lúc ôn g Quyết chưa bị bắt chính quyền không nhắc nhưng đợi đến khi bị bắt thì lại truy? Được biết, Chính quyền CS đã cho phong tỏa tài khoản ngân hàng trong 2 tuần, cưỡng chế 124,8 tỷ đồng.

Hình: Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, cơ quan thuế đã truy thuế đến cùng tập đoàn FLC

FLC bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản tại 11 ngân hàng từ ngày 30/3/2022. Đến ngày 13/4, Chi cục Thuế khu vực TP Sầm Sơn – Quảng Xương mới ban hành văn bản mở phong tỏa tài khoản tiền gửi của FLC.

Dậu đổ bìm leo, khi Trung ương quyết định tấn công FLC thì các cơ quan công quyền ở tầng thấp hơn cũng đồng loạt tấn công theo. Được biết, Chi cục thuế khu vực Thành phố Sầm Sơn – Quảng Xương đã ban hành 11 quyết định trong ngày 30/3/2022 đối với FLC.

Đến ngày 15/4, FLC mới bổ sung thông tin về các quyết định cưỡng chế thuế. Theo đó, 11 quyết định của Chi cục thuế khu vực thành phố Sầm Sơn – Quảng Xương đều là về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với FLC, mở tại 11 ngân hàng: VPBank chi nhánh Hà Nội; VIB chi nhánh Quận 1 TPHCM, OCB chi nhánh Hà Nội, Vietcombank Hội sở, BIDV chi nhánh Bình Định, BIDV chi nhánh Tây Sơn Bình Định, Agribank chi nhánh Tây Đô, Vietcombank chi nhánh Thanh Hóa, Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc, Vietinbank chi nhánh Sầm Sơn và BIDV chi nhánh Thanh Hóa.

Hình: Ông Trịnh Văn Quyết

Doanh nghiệp nào cũng vậy, hoạt động tốt hay không là do ngân hàng cung cấp vốn, hoặc tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường chứng khoán. Nguồn vốn dồi dào, công ty hoạt động tốt và từ đó họ đóng thuế đầy đủ. Tuy nhiên với tình hình hiện nay thì FLC bị bao vây tứ phía. Các ngân hành thì cũng siết lại khác khoản cho vay với tập đoàn, sở thuế thì truy thu không nương tay. Lập đoàn FLC đang ở vào tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết.

Lẽ ra những doanh nghiệp như FLC cần phải được chấn chỉnh ngay từ đầu, tuy nhiên nhà nước CS đã không làm thế nên để khi doanh nghiệp quá lớn rồi mới triệt hạ. Hành đồng này rất nguy hiểm cho nền kinh tế, vì FLC ngã thì có thể nhiều ngân hàng sẽ đổ theo. Đấy mới là điều đáng ngại.

Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tranh chấp nội bộ dẫn đến sự sụp đổ của Putin

>>> Người Ukraine thề sẽ “chiến đấu đến cùng” ở Mariupol khi Putin độc ác đe dọa giết tất cả

>>> Dính đến đàn em Năm Cam, thay tên đổi họ, mục đích bà Nguyễn Phương Hằng là gì?

Thêm bí mật động trời của bà Nguyễn Phương Hằng được phanh phui?