Link Video: https://youtu.be/ozt3m2iNPGY
Trong Tứ Trụ, nếu xếp theo vị trí thì cao nhất là Tổng Bí Thư, kế đến là Chủ tịch nước, thứ ba là Thủ tướng, còn bét bảng là Chủ tịch Quốc Hội. Nhưng nếu xếp về thực quyền thì thứ nhất là Tổng Bí Thư, thứ nhì là Thủ tướng, thứ ba là Chủ tịch nước, bét bản là Chủ tịch Quốc hội. Còn nếu xếp theo cơ hội tiến thân thì thứ nhất là Tổng bí thư, thứ nhì là Thủ tướng, thứ ba là Chủ tịch Quốc hội và bét bảng là Chủ tịch nước.
Như vậy về quyền lực về cơ hội thì Thủ tướng luôn được xếp thứ nhì sau Tổng bí thư. Có lúc ghế Thủ tướng lại vượt quyền cả ghế Tổng Bí Thư như thời ông Nguyễn Tấn Dũng. Về thực quyền, ông Dũng luôn lấn lướt ông Nông Đức Mạnh giai đoạn 2006-2011. Còn giai đoạn 2011-2016 thì nửa đầu nhiệm kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng lấn lướt ông Nguyễn Phú Trọng còn nửa sau nhiệm kỳ ông Nguyễn Phú Trọng lấn lướt.
Ông Tổng ý thức hơn ai hết về sức mạnh thực sự của chiếc ghế thủ tướng. Ông Nguyễn Xuân Phúc với 5 năm nhiệm kỳ thủ tướng đã không tận dụng hết lợi thế, tuy nhiên ông Chính thì khác. Ông Chính với mối quan hệ mật thiết với thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng, đó là một liên minh đầy sức mạnh. Ông Tổng Trọng tất nhiên là hiểu ra điều đó và ông phải tìm cách chống sự nổi dậy của phe Chính Phủ.
Ông Tổng là trùm cuối bên đảng, ông Thủ là trùm cuối bên chính phủ. Lâu nay các cơ quan bên đảng luôn ở cửa trên với vai trò là ra chủ trương cho bên chính phủ thi hành rồi sau đó giám sát. Tuy nhiên, tại đại hội 12, khi mới vừa loại ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vũ đài chính trị thì ông Tổng cho họp Bộ Chính Trị ban hành nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Mục đích là hợp nhất Ban tổ chức Tỉnh Ủy (hoặc thành ủy nếu là thành phố trực thuộc trung ương) và sở nội vụ thành một. Ý ông Tổng là buộc các sở nội vụ sẽ làm theo ý của ông từ Trung ương. Cả thời kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc không xảy ra vấn đề gì, ông Tổng vẫn kiểm soát tốt bộ máy nhà nước cấp tỉnh. Tuy nhiên đến thời Phạm Minh Chính thì các sở nội vụ bị hợp nhất với ban kiểm tra tỉnh ủy không chịu nghe lời. Xung đột xảy ra và giờ buộc ông Tổng phải cho “ly hôn” 2 cơ quan này.
Chuyện gì đến phải đến, ngày 27/7, ông Tổng cho họp Bộ Chính trị và quyế định tạm dừng thực hiện thí điểm mô hình chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy đồng thời là chánh thanh tra cấp tỉnh, huyện; trưởng ban tổ chức đồng thời là giám đốc sở nội vụ cấp tỉnh hay trưởng phòng nội vụ cấp huyện. Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký thông báo kết luận số 16 của Bộ Chính trị về việc thực hiện một số mô hình thí điểm theo nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Như vậy là ý đồ kiểm soát bộ máy nhà nước sau 5 năm thực hiện đến nay đã thất bại. Từ nay phía Chính phủ có quyền hành hơn, tự do hơn vì không phải bị bên đảng kiểm tra quá chặt. Chuyện ly khai này xảy ra tất yếu bởi hiện nay bên Ban Bí Thư và bên Chính Phủ không được hòa thuận cho lắm qua vụ Việt Á dính đến trách nhiệm của ông Thủ tướng và nhiều thành viên chính phủ.
Hiện nay ông Thủ đang khó khăn nhưng cũng cố vùng vẫy vì ông Thủ này không bao giờ chịu thất thế. Bởi thất thế là bị đối thủ chính trị của ông vượt lên và qua mặt để giành lấy chiếc ghế Tổng Bí Thư đầy quyền lực.
Theo đánh giá sơ bộ của một số nhà bình luận, ông Tổng đang muốn tách ra để không phải vướng víu bên Chính phủ và ông cũng đang minh định lãnh thổ rõ ràng. Bởi sự sáp nhập cơ quan là vấn đề phúc tạp, ngay trong nội bộ xảy ra hiệm tường kìm chân nhau bên nào cũng mất cơ hội. Trước mắt chưa biết sự việc sẽ ra sao sau khi tách cơ quan. Khả năng bên nào mạnh hơn thì sẽ có ở bài phân tích sau.
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bão đang đổ bộ vào Bộ Ngoại Giao, nhà Phạm Bình Minh sẽ “bay nóc” nếu không cẩn thận
>>> Bí ẩn đằng sau ý đồ triệt hạ Phạm Bình Minh, sự thật từ người cha quá cố
Bùi Thanh Sơn đang “nín thở” đợi kết quả điều tra? Liệu ông Sơn thoát hay chưa tới lượt?