Những hoạt động cuối năm hay những hoạt động cuối cùng của Chủ tịch Phúc?

Tết Quý Mão năm nay là cái tết thứ nhì của ông Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Chủ tịch nước. Không hiểu sao những ngày gần đây ông Nguyễn Xuân Phúc tăng cường hoạt động khá rầm rộ. Sáng ngày 14/1, ông Nguyễn Xuân Phúc và vợ cùng khoảng 120 “khúc ruột ngàn dặm” tiến hành nghi lễ thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo tại Hồ Sen, dấu tích dòng sông cổ trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

Những hoạt động cuối năm của ông Nguyễn Xuân Phúc

Buổi lễ hoành tráng với rất nhiều người chứng kiến. Không biết ông Nguyễn Xuân Phúc muốn gửi thông điệp gì cho mọi người? Liệu đây có phải là lời từ biệt của ông trước khi rời ghế Chủ tịch nước trong một tương lai không xa?

Việc ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức đến giờ này vẫn chưa được báo chí nhà nước loan tin. Họ chưa được phép, bởi nếu họ vượt rào thì sẽ bị Ban Tuyên giáo Trung ương xử lý. Báo chí Việt Nam là thế, “mõm đặt trong rọ” nên không thể nói được.

Nếu tin ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức là chính xác, thì thông tin này trước sau gì cũng sẽ được công khai. Tuy nhiên, phải có lộ trình. Tổ chức quyền lực của Đảng Cộng sản dạng hình tháp. Cấp càng cao được biết trước, cấp càng thấp thì biết sau. Thông tin ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức, ban đầu là chỉ Bộ Chính trị biết, kế đến là Trung ương Đảng biết. Trung ương Đảng biết thì xem như tin tức đã được công khai. Còn Quốc hội chỉ là bù nhìn, Bộ Chính trị bảo họp là họp, bảo gật là gật.

Theo thông tin chưa được kiểm chứng thì có thể ngày 17/1 là ngày họp bất thường của Trung ương Đảng, họp để công bố quyết định từ chức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Nếu vậy thì, khả năng chiếc ghế Ủy viên Bộ Chính trị của ông Chủ tịch nước không qua nổi năm Quý Mão. Thường thì Trung ương Đảng họp bất thường trước, sau đó đến lượt Quốc hội họp bất thường.

Hồi tháng 9, ông Nguyễn Xuân Phúc đã bị cho đi công tác bằng máy bay thương mại

Chức Chủ tịch nước là do Quốc hội bầu, cho dù đó chỉ là bầu thủ tục theo ý Bộ Chính trị, nhưng muốn miễn nhiệm chức Chủ tịch nước cũng phải do Quốc hội miễn nhiệm. Vậy thì có khả năng là ngày 17/1, tức là 26 tết, sẽ là ngày ông Phúc mất tư cách Ủy viên Bộ Chính trị. Và có thể đến Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn là Chủ tịch nước, không biết đến lúc đó, khi đọc thư chúc Tết thì tâm trạng của ông sẽ thế nào?

Có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc nên chấp nhận sự thật, thực ra ông cũng chẳng mất mát gì. Chức Chủ tịch nước cũng chỉ là hữu danh vô thực, không có thực quyền nhiều. Thực tế cho thấy, vì là ghế không có thực quyền, nên cũng dễ bị thế lực mạnh trong Tứ Trụ muốn làm gì thì làm, thậm chí cho Chủ tịch nước về dưới kia gặp Bác Hồ.

Bà Trần Thị Nguyệt Thu, phu nhân Chủ tịch nước, được cho là “trùm cuối” trong vụ Việt Á. Trước Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Xuân Phúc bị “hạn chế xuất cảnh”. Đỉnh điểm là chuyến đi Nhật viếng tang cựu Thủ tướng Abe, ông Nguyễn Xuân Phúc không được cấp máy bay công vụ, nên ông buộc phải đi máy bay thương mại. Lệnh quản thúc ngầm được cho là đã nới lỏng từ sau Hội nghị Trung ương 6 và ông Phúc đã đi thăm Thái Lan, Nam Hàn, Indonesia… hồi tháng 11 và tháng 12 năm ngoái.

Già yếu quật trẻ khỏe

Ông Nguyễn Xuân Phúc, 68 tuổi. Ông là người già thứ nhì trong Tứ Trụ, sau ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Xuân Phúc không hề có dấu hiệu sức khỏe yếu, tuy nhiên, có thể ông Phúc đưa ra lý do sức khỏe để từ chức. Người già nhất Tứ Trụ là ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng cũng là người có sức khỏe yếu từ nhiều năm nay, và theo đồn đại thì ông đã trải qua 2 lần đọt quỵ. Tuy nhiên, ông già sức khỏe rất yếu này vẫn đủ sức để ngồi lại ghế Tổng Bí thư, còn người trẻ hơn và khỏe hơn, lại phải nghỉ vì lý do “sức khỏe”.

Cuộc chiến cung đình ngày càng khốc liệt, biến động chính trường những ngày cuối năm này ắt sẽ cho những quan chức trẻ nhìn lại, tranh chấp chính trị với ông già 79 tuổi không hề đơn giản. Lớp trẻ vẫn gục như ngả rạ.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023