Tình hình ngành y tế những ngày sắp tới vô cùng bi đát. Từ ngày 1/3 tới đây, Bệnh viện Việt Đức sẽ hạn chế các ca mổ phiên để ưu tiên vật tư, hoá chất, cho việc mổ và điều trị các trường hợp cấp cứu. Tối ngày 23/2, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội cho biết, tới đây bệnh viện này sẽ phải hạn chế mổ phiên do thiếu hụt vật tư y tế, hóa chất.
Không chỉ Bệnh viện Việt Đức, mà ngày 23/2, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết, “Nếu tiếp tục chờ 3 báo giá, chắc chắn bệnh viện sẽ tạm ngưng hoạt động”. Vị Giám đốc này khẳng định, giá gói thầu đang là vấn đề khó khăn nhất của bệnh viện. Nếu tiếp tục chờ đợi 3 báo giá, chắc chắn bệnh viện sẽ tạm ngưng hoạt động vì không đủ hóa chất.
Được biết, tình trạng thiếu hóa chất, thiếu thuốc và thiếu thiết bị cũng đã diễn ra rất nghiêm trọng hồi tháng 4/2022, lúc mà ông Nguyễn Thanh Long còn làm Bộ trưởng Bộ y tế. Như vậy là, sau khi ông Nguyễn Thanh Long xộ khám, thì tình hình Bộ y tế vẫn không hề thay đổi. Câu chuyện thiếu thuốc, thiếu thiết bị đang quay lại. Nếu không giải quyết được thì người bệnh sẽ là nạn nhân của tình trạng tắc trách như thế này.
Trong khi tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng đang diễn ra tại các bệnh viện, thì bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế đang làm gì?
Ngày 24 /2, bà Đào Hồng Lan lại đến Trụ sở Văn phòng Chính phủ gặp Phạm Minh Chính, để tung hô thành tích ngành y tế. Hội nghị này được lấy lí do là triển khai công tác y tế năm 2023 và tổ chức kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2). Trong Hội nghị này, ông Phạm Minh Chính và Đào Hồng Lan mải mê tung hô những thành tích năm 2022. Họ khoe rằng, năm 2022, ngành y tế đã vượt và đạt cả 3 chỉ tiêu Quốc hội giao.
Tình hình y tế năm 2022 rất tệ hại, đó là thực tế. Tưởng rằng, bắt giam Nguyễn Thanh Long thì Đào Hồng Lan sẽ khá hơn, nhưng không, có vẻ như bà Đào Hồng Lan đã không làm gì để cải thiện ngành này, vốn đã quá thối nát. Nếu một Chính phủ hay một bộ mà cứ mải mê ca ngợi thành tích, thì sẽ không nhìn thấy những điểm yếu cần sửa chữa.
Bệnh ca tụng thành tích là loại bệnh mãn tính của chế độ này. Đảng Cộng sản lâu nay vẫn chỉ biết tự sướng với những gì họ làm, mặc dù họ làm rất tệ hại. Cái này được gọi là bệnh mù lòa của chế độ. Bà Đào Hồng Lan vẫn khuôn mẫu cũ, kết hợp với ông Phạm Minh Chính cũng làm theo khuôn mẫu cũ, thì rất khó thay đổi được gì.
Nói về chính sách y tế và giáo dục, thì nhiều nước trên thế giới trích ngân sách rất lớn để miễn phí y tế, miễn phí giáo dục, hoặc chí ít cũng là trợ giá cho dân, để ai cũng có thể tiếp cận được với dịch vụ y tế giá rẻ và giáo dục giá rẻ. Tuy nhiên, chế độ này thì khác hoàn toàn. Họ chi cho y tế và giáo dục rất ít, họ rất vô trách nhiệm với đời sống dân sinh nhưng họ lại luôn hô hẩu hiệu rằng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân do dân và vì dân”. Trong khi đó, họ xem dân là đối tượng để họ trục lợi.
Một bệnh viện lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy mà lại thiếu thuốc, thiếu hóa chất và thiếu trang thiết bị. Đây là Bệnh viện tuyến cao, những ca bệnh mà các tuyến dưới bó tay thì mới chuyển đến bệnh viện này. Có nghĩa là, bệnh nhân đến với bệnh viện này là để giành giật sự sống, nhưng bệnh viện thì đang lâm vào tình cảnh thiếu thốn. Nếu không giải quyết vấn đề này thật gấp, thì đấy chính là tội ác. Không biết bà Đào Hồng Lan có nghĩ đến điều này hay không?
Ngành y tế của Việt Nam rất bệ rạc. Quan chức thì tranh nhau xà xẻo. Năng lực quản lý có hạn, nên nặn ra đủ thứ thủ tục làm khó bệnh viện. Cứ thế, vòng luẩn quẩn không biết khi nào dứt.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: