Liên quan việc giám sát người Uyghur, các công ty Trung Quốc bị Mỹ phạt

Link Video: https://youtu.be/cHpGDfwv-Lg

Đài VOA Tiếng Việt hôm 29/3 loan tin, “Mỹ hạn chế thương mại 5 công ty Trung Quốc bị cáo buộc dính líu vào đàn áp người Uyghur”.

Bài báo dẫn tin từ Reuters cho biết, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden hôm 28/3 đã áp đặt các hạn chế thương mại mới đối với 5 công ty Trung Quốc bị cáo buộc hỗ trợ đàn áp người thiểu số Hồi giáo Uyghur (Duy Ngô Nhĩ). Tuy nhiên, phía Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này và gọi đó là “dối trá” nhằm kìm hãm Bắc Kinh.

VOA dẫn báo cáo nửa năm 2021 của Hikvision, một nhà sản xuất camera giám sát của Trung Quốc, cho thấy, có ít nhất 4 trong số 5 công ty phải đối mặt với các hạn chế mới, lại chính là các hãng con thuộc Hikvison, bao gồm các công ty: Luopu Haishi Dingxin Electronic Technology Co; Moyu Haishi Electronic Technology Co; Pishan Haishi Yong’an Electronic Technology Co và Urumqi Haishi Xin’an Electronic Technology Co.

Ngoài ra, Yutian Haishi Meitian Electronic Technology Co Ltd cũng được thêm vào danh sách đen này.

Reuters cho biết, Hikvision không trả lời đề nghị bình luận của họ.

VOA dẫn thông cáo trên công báo Federal Register của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, các công ty này “bị cho là có liên quan đến vi phạm nhân quyền và các hành vi xâm hại trong việc thực hiện chiến dịch đàn áp của Trung Quốc, giam giữ tùy tiện hàng loạt và giám sát bằng công nghệ cao đối với người Uyghur và các thành viên của các nhóm thiểu số Hồi giáo khác” tại khu vực Tân Cương.

VOA cũng dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng, Hoa Kỳ “cố ý đàn áp các công ty Trung Quốc bằng những lời lẽ dối trá, chính trị hóa hoạt động kinh doanh và hợp tác kinh tế bình thường”. Đồng thời, theo bà Mao Ninh, động thái của Hoa Kỳ là nhằm gây bất ổn cho Tân Cương và sử dụng các vấn đề này để kìm hãm Trung Quốc.

Ý kiến cho rằng, tồn tại cái gọi là đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương đã bị bác bỏ từ lâu,” bà Mao nói trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 29/3.

Bà cũng nói rằng, Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.

Hình: Bài trên VOA

Theo VOA, khi các công ty Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen này, đồng nghĩa là các nhà cung cấp của Hoa Kỳ phải có giấy phép đặc biệt và rất khó xin, trước khi vận chuyển hàng hóa cho các công ty đó. Hoa Kỳ ngày càng sử dụng danh sách này để nhắm mục tiêu vào các công ty Trung Quốc.

Công ty Hikvision đã bị đưa vào danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ vào năm 2019, vì có liên quan đến vi phạm nhân quyền và xâm hại, trong việc thực hiện điều mà các nhóm nhân quyền và các nhà hoạt động người Uyghur cho là “chiến dịch đàn áp”, trong đó giam giữ tùy tiện hàng loạt và sử dụng giám sát bằng công nghệ cao của Trung Quốc, đối với người Uyghur và những người Hồi giáo khác ở Tân Cương.

Tân Cương có tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là một trong số 5 khu vực tự trị tại Trung Quốc. Đây là đơn vị hành chính lớn nhất, có trữ lượng dầu mỏ và là khu vực sản xuất khí thiên nhiên lớn nhất Trung Quốc. Khu tự trị này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, các dân tộc chính có thể kể tới là Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Hán, Kazakh, Hồi, Kyrgyz và Mông Cổ.

Chính quyền Trung Quốc nhiều lần bị các nước phương Tây cáo buộc giam giữ hàng loạt, đàn áp tôn giá, cưỡng bức triệt sản, tách trẻ em khỏi cha mẹ… đối với người Uyghur.

Năm 2009, Trung Quốc đã đàn áp dã man những cuộc biểu tình của người Uyghur.

Năm 2020, Mỹ đã công bố trừng phạt các quan chức Tân Cương Trung Quốc vì đàn áp người Uyghur. Lệnh trừng phạt này nhắm vào tài sản tại Mỹ của các quan chức này, đồng thời cấm họ và gia đình nhập cảnh vào Mỹ.

Trong các năm 2020 – 2021, các quốc gia phương Tây khác như Liên minh Châu Âu, Anh, Canada, New Zealand và Úc cũng đã công bố các lệnh trừng phạt nhắm vào các quan chức Trung Quốc, với những cáo buộc tương tự.

Hình: Mỹ và các quốc gia phương Tây từng trừng phạt các quan chức Trung Quốc vì đàn áp người Uyghur

Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đại tá uống bia ôm gái Trần Đức Việt làm giàu bằng lương 3 cọc như thế nào?

>>> Tay trói gà không chặt, Thưởng Chủ tịch “nắn gân” Nguyễn Hòa Bình

>>> Mạnh hơn Nguyễn Đức Chung, chấp cả Nguyễn Thanh Nghị, kẻ “siêu quyền lực” là ai?

>>> Hồ Đức Phớc – đa mưu và Tô Lâm – bất chấp “choảng nhau”, đa mưu “ẳng” trong bất lực?

Bà Thái Anh Văn không lùi bước trước những đe dọa từ Trung Quốc


Kasse animation 7.8.2023