Ngày 20/3/2019, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Công ty Việt Nam Grand Prix (thuộc Tập đoàn VinGroup) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng đường đua công thức 1 Hà Nội. Lễ khởi công diễn ra rầm rộ và công việc thi công bắt đầu ngay sau đó, với tổng vốn đầu tư cho phần xây dựng là 270 triệu đô la Mỹ. Cuối năm 2019 thì dự án hoàn thành, nhưng rồi bỏ hoang cho tới hôm nay. Hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng.
Vào ngày 29/6/2021, Thanh tra Chính phủ đã có bản Thông báo kết luận số 1016/TB-TTCP, về việc thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình. Trong đó có nội dung liên quan đến đường đua công thức 1-Grand Prix.
Kết luận nói rõ: “Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết đường đua công thức 1-Grand Prix Hà Nội có sự chồng lấn quy hoạch, chồng lấn sử dụng đất tại một số vị trí so với quy hoạch phân khu Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình. Tại các vị trí đất có sự chồng lấn quy hoạch, chồng lấn sử dụng đất, thực tế hiện nay đã được UBND TP Hà Nội giao cho các cơ quan thuộc UBND TP quản lý và đã được Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix sử dụng để thực hiện dự án Xây dựng phân khu 1 – Công viên cây xanh kết hợp một số công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe công thứ 1”.
Như vậy là khoản đầu tư 270 đô la Mỹ nằm im tại vị trí này không làm gì được. Đấy là vấn đề bên trong, còn từ bên ngoài, thì cựu Giám đốc điều hành Công thức 1 (F1) Bernie Ecclestone cũng thừa nhận rằng, sự thất bại của Giải đua ô tô Công thức 1 Hàn Quốc và Ấn Độ khiến ông nghi ngờ về khả năng tồn tại của một giải đua ở Việt Nam. Và thực sự dự án tổ chức đường đua F1 đã thất bại.
Môn thể thao F1 là một môn thể thao nhà giàu, chủ yếu là dân châu Âu xem nhiều nhất. Giải này đối với người dân Việt Nam cũng rất xa lạ. Không thể xác định được, nếu tổ chức có thu được tiền lãi hay không? Bởi người cựu CEO của Công thức 1 đã có lời cảnh báo.
Duy ý chí là đặc sản của chính quyền Cộng sản. Một khi lãnh đạo thích là làm và phớt lờ những lời phân tích thiệt hơn. Từ đó mới xảy ra cảnh người dân đói rách, đất nước điêu tàn thời kỳ sau 1975. Những con người lãnh đạo dốt nát không chịu nghe ai, cứ nghĩ rằng “ta đánh thắng đế quốc Mỹ” thì ta làm gì cũng thành công. Và họ không chịu thừa nhận cái dốt của họ. Đó là hậu quả, là bài học lịch sử mà người Cộng sản học mãi không thuộc.
Ông Phạm Nhật Vượng lãnh đạo Tập đoàn VinGroup có lúc cũng thành công. Tuy nhiên, càng thành công thì ông Vượng càng duy ý chí, càng độc tài trong lãnh đạo. Rất nhiều lần ông Vượng lập công ty rồi giải thể, vì không chịu lắng nghe.
Khi thành lập công ty, khi phát triển công ty từ nhỏ lên thành cá mập, cần người lãnh đạo có máu liều để bứt phá. Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp đã lớn mạnh, đã có chỗ đứng, thì nó cần một lãnh đạo biết lắng nghe, sáng suốt và biết nhường lại cho người giỏi hơn mình có đất dụng võ, từ đó doanh nghiệp mới phát triển bền vững được. Người lập quốc cần tố chất khác, người giữ nước cần tố chất khác. Rất ít người có 2 tố chất trong 1.
Câu chuyện về tham vọng đường đua F1 cho thấy, ông Phạm Nhật Vượng đã phạm sai lầm nhiều lần mà không khắc phục. Vẫn muốn đầu tư vì cảm xúc bảo phải đầu tư chứ không phải lý trí. Đầu tư F1 thì giải quyết được khâu “oách”, còn vấn đề làm sao để duy trì và phát triển thì rất khó khăn.
Hiện nay VinGroup đã nợ gần gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Thời kỳ này ngành bất động sản không còn là gà đẻ trứng vàng, nên mọi quyết định sai lầm đều phải trả giá. Cứ lập rồi vứt, cứ đem hàng trăm triệu đô la ra đốt chơi thì rất khó để VinGroup bền vững.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: