Vụ án oan khuất của cô giáo Lê Thị Dung từ đâu mà ra?

Link Video: https://youtu.be/G6KomYfDc5c

Ngày 9/5, RFA Tiếng Việt có bài bình luận của Mai Luân với tựa đề “Hệ lụy của một thể chế có quá nhiều loại vua”.

Theo tác giả, vụ án bà Lê Thị Dung là hệ lụy của một chế độ có quá nhiều loại vua: Vua cấp huyện, cấp tỉnh, vua ở Trung ương. Bất cứ người dân thiện lành nào xớ rớ đụng vào con cháu các vị vua ấy, thì sẽ tù mọt gông! Phải chăng đấy chính là thông điệp Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đưa ra cho dân chúng?

Theo đó, bản án của bà Lê Thị Dung đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận về quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Ngày 7/5, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện Quốc hội đã lên tiếng về bản án này:

Liên quan tới vụ án này cử tri và dư luận rất bức xúc… Họ cho rằng, chưa cần bàn đến câu chuyện bà Dung có chiếm đoạt hay không đối với số tiền chi được cho là chi sai gần 45 triệu, nhưng việc bắt giam bà Dung như vậy sẽ ảnh hưởng đến đời sống của cả một gia đình và ảnh hưởng đến cả hình ảnh của một Trung tâm Giáo dục. Dư luận lấy các con số ra để so sánh và nói về câu chuyện tổ chức một phiên tòa thì rõ ràng có những vấn đề nổi cộm”.

Tác giả nhận xét, việc kỷ luật, rồi khởi tố và bắt giam bà Dung đã thấy vô lý ngay từ đầu. Nghe bản án, cứ tưởng bà này làm thiệt hại đến 45 triệu USD, ai dè là do chi sai 45 triệu VND. Việc giam giữ một năm rồi mới đưa ra xét xử là sai luật, vì luật quy định, thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cũng chỉ tạm giam tối đa 4 tháng. Tác giả đặt câu hỏi, vì vấn đề chi tiêu nội bộ mà phải bắt giam một năm, điều này có cần thiết đến mức như điều tra về một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay không?

Tác giả cho rằng, bản án 5 năm tù đối với bà Dung vì “chi sai” gần 45 triệu đồng, là một bản án không nhân văn. Vì nếu đem so với các bản án khác, như những vụ làm thất thoát hàng nghìn tỷ, thì rõ ràng, tính chất và mức độ của vụ này không tương xứng với phán quyết của tòa.

Tác giả cho biết, ngay sau khi bản án được tuyên, một số nhân sĩ trí thức đã lập tức lên tiếng trên Facebook cá nhân, bày tỏ sự bất bình về mức án như thế. Phần lớn các chất vấn đều đặt câu hỏi: Động cơ vụ án có phải vì công lý?

Giáo sư Mạc Văn Trang viết: “Cần xem lại vụ án… 45 triệu đồng mà kết án bà Lê Thị Dung 5 năm tù thì chắc, 99% các Hiệu trưởng, Trưởng phòng, Viện trưởng các Viện… đều đi tù hết. Vụ án có gì đó ẩn khuất!

Hình: Bài trên RFA

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu thì nhận định: “Đây là một vụ án oan do có sự không hoàn chỉnh của luật pháp; sự không độc lập của tòa án; tác động của quyền lực và tiền bạc; chủ quan và mục đích cá nhân; trình độ thẩm phán và kiểm sát viên yếu”.

Tác giả dẫn một bài trên báo “Ngày mới”, đăng ngày 26/9/2019 với tựa đề, “Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An: Tại sao lại “bới lông tìm vết” để thi hành kỷ luật bà Lê Thị Dung?” Từ bài này, có thể dự đoán, nếu bà Lê Thị Dung trước đây chịu tuân theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Nguyên, thì rắc rối và tù đày đã không xảy ra đối với bà. Và đặt câu hỏi, cách áp dụng tội danh cho bà Lê Thị Dung có bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài không?

Để thêm căn cứ cho dự đoán này, tác giả nhắc tới việc bà Thẩm phán xử án đã thăm bà Lê Thị Dung trong trại giam, và chia sẻ là, bà “đã bị sức ép, trong quá trình xét xử, nên bị giảm 2 kg, phải chuyền nước, mong bà Dung thông cảm”.

Đến đây thì công luận bắt đầu tập trung vào manh mối của vụ án oan tày đình này. Tác giả dẫn việc mạng xã hội vừa rộ lên thông tin, vụ án xử bà Lê Thị Dung là một vụ trả thù. Bà Dung đã có dấu hiệu bị trù dập thô bạo từ nhiều năm trước. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc Sở Giáo dục Nghệ An “tuyển dụng chui” cô Nguyễn Thị Phương Thuý, rồi đẩy cô này về cho Trung tâm, trong khi nơi này đã đủ giáo viên. Bà Dung không chịu ký hợp đồng nhận người, thế là bà bị kỷ luật. Bà Dung khiếu nại lên cấp trên, và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An thừa nhận bà Dung đúng, kỷ luật bà là sai. Nhưng kỳ lạ thay, án kỷ luật vẫn không bị thu hồi. Hiệu trưởng Dung tiếp tục khiếu nại, thì sau đó bị bắt tạm giam để điều tra và bị kết án tù.

Tác giả cho rằng, đây là một vụ trả thù cho một câu chuyện xảy ra cách đây hơn chục năm. Câu chuyện ấy liên quan đến một loại “vua không ngai”, lúc đầu ở tỉnh, còn nay thì đã lên tận Trung ương.

Công luận trong nước đòi hỏi chính quyền và tòa án phải làm quyết liệt vụ này, để nghiêm trị những kẻ nắm trong tay pháp luật, nhưng cố tình bẻ công luật pháp, trù dập bức hại những người dân lương thiện, chỉ vì những mưu đồ khuất tất. Vụ án bi thảm này chắc chắn chưa thể kết thúc!

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Từ lời ông Lưu Bình Nhưỡng, “lật mặt” trò “lưu manh” của bộ máy tư pháp TP. HCM

>>> Tổng Trọng nói vậy không phải vậy, chống tham nhũng đầy những vùng cấm

>>> Toàn Đảng, một bãi thối làm sao vá?

>>> VinFast mãi vẫn chưa chịu “cai sữa”, tin xấu cho Vinhomes, VinGroup sắp hết thời?

Phản ứng của Australia trước phản đối của Việt Nam về đồng xu lưu niệm.


Kasse animation 7.8.2023