Sau khi ông Trương Minh Tuấn – cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bị truy tố vì liên quan đến thương vụ Mobifone mua AVG, thì ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Viettel, được đôn lên làm Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông vào tháng 7/2018. Đây là bổ nhiệm mang tính trám trét, lấp chỗ trống, chứ không phải chọn đúng người đúng việc.
“Ăn tục nói phét” là cụm từ người dân Việt Nam muốn ám chỉ những kẻ bất tài, thô tục, nhưng miệng thì khoác lác ba hoa. Suy rộng ra, từ này ám chỉ những kẻ chuyên tô hồng, phóng đại bản thân, để tạo mặt nạ trong cuộc sống. Theo cách hiểu đó, thì Đảng Cộng sản cũng là một tổ chức chính trị “ăn tục nói phét”, chuyên tạo mặt nạ để mị dân. Cơ quan thực hiện chức năng “ăn tục nói phét” cho Chính phủ là Bộ Thông tin và Truyền Thông, còn cơ quan chuyên thực hiện chức năng “ăn tục nói phét” cho Đảng, chính là Ban Tuyên giáo Trung ương. Hai cơ quan này chỉ đạo bộ máy tuyên truyền khổng lồ, trong đó có hơn 800 tờ báo Đảng.
Nguyễn Mạnh Hùng trước đây là dân kỹ thuật viễn thông, được đào tạo ở Liên Xô, sau đó học Thạc sĩ ngành viễn thông tại Úc, và cuối cùng là học kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Ông Hùng không hề học hành về ngành tuyên giáo, truyền thông, nhưng năm 2018, Đảng Cộng sản lại bố trí ông vào vị trí Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, làm công tác “ăn tục nói phét” cho Chính phủ.
Nếu nói thời kỳ làm việc ở Viettel ông Nguyễn Mạnh Hùng nổi tiếng bao nhiêu, thì khi làm Bộ trưởng ông không làm được điều gì nên hồn. Ông Nguyễn Mạnh Hùng thay đổi hoàn toàn, từ một CEO được đánh giá có năng lực, giờ đây ông Hùng trở thành một ông Bộ trưởng ba hoa khoác lác.
Có thông tin cho rằng, miếng bánh Viettel quá lớn, nên người ta đấu đá tranh giành nhau, và cuối cùng, Nguyễn Mạnh Hùng bị văng ra khỏi Viettel mà thôi. Ghế Bộ trưởng trông thì lớn thật, nhưng nó không được béo bở bằng ghế CEO của doanh nghiệp viễn thông có vốn hóa lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ, trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ được Trung ương duyệt chi ngân sách 1.352 tỷ đồng, tương đương 56,5 triệu đô la. Cho nên, có thể nói, bị điều về Bộ thông tin và Truyền thông thì Nguyễn Mạnh Hùng có tiếng mà không có miếng.
Trước đây, khi còn ngồi ở ghế lãnh đạo Viettel, Nguyễn Mạnh Hùng điều phối dòng tiền tỷ đô, thì nay, ngồi ở ghế Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông, Nguyễn Mạnh Hùng phải nói khô nước bọt mới có thể kiếm được vài cắc lẻ so với tiền tỷ ở Viettel.
Tại Viettel, Nguyễn Mạnh Hùng làm nhiều việc phục vụ Đảng, từ việc gây áp lực với các nhà cung cấp mạng xã hội, để bóp nghẹt tiếng nói tự do ngôn luận, đến việc ra sức “nói phét” để được lòng Đảng. Trong đó, ông Hùng còn vẽ ra viễn cảnh mạng xây dựng xã hội Lotus, và phát triển mạng này “vượt mặt” Facebook. Tuy nhiên, sau những ồn ào vào năm 2019, đến nay không còn thấy ai đề cập đến mạng xã hội Lotus nữa.
Ngày 13/4 vừa qua, tại kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã nêu tên ông Nguyễn Mạnh Hùng trong danh sách lãnh đạo bị kỷ luật. Theo đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam, bị “kiểm điểm” vì “một số vi phạm, khuyết điểm”.
Tại Viettel, với quy mô tỷ đô, chỉ cần cắn một miếng nhỏ của doanh nghiệp này, thì cũng là miếng cực lớn của một gia đình. Tại đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng từng làm vua một cõi, được ăn nhiều và “xa mặt trời”, nên rất khó bị thanh tra. Còn tại Bộ Thông tin Truyền thông, thì chỉ cần một miếng nhỏ nhoi cũng bị phát hiện, vì Bộ này quá nghèo, ngân sách quá còm cõi, mà lại gần Trung ương. Muốn ăn nhiều cũng không được. Làm cật lực, thật khép nép để không bị biến thành củi, vậy mà vẫn bị Trần Cẩm Tú nhắc tên. Nguyễn Mạnh Hùng, một con người thất bại so với những người khác tại Viettel.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)