Vụ chuyến bay giải cứu, ngã giá nhanh, tàn cuộc sớm!

Trước khi diễn ra phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu, phiên tòa này dự kiến mất 30 ngày để xét xử 54 bị cáo. Và nếu đúng như kế hoạch, thì phải đến ngày 11/8 mới kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, thực tế thì phiên tòa này kết thúc sớm vào ngày 28/7, tức là sớm hơn 14 ngày so với dự kiến. Vậy nguyên do là ở đâu?

Phiên tòa này là của một vụ án lớn, với số lượng bị cáo rất đông, lên đến 54 người. Trước khi phiên tòa diễn ra, không ít người kỳ vọng rằng, phiên tòa sẽ có những tranh tụng nảy lửa theo đúng tầm quan trọng của nó. Vả lại, số luật sư tham gia cũng rất đông, lên đến 120 luật sư. Không biết vì sao mà bị cáo dùng đến số lượng luật sư đông thế? Chỉ cần 54 luật sư là đủ, nhưng lại sử dụng đến con số hơn gấp đôi.

Ban đầu phiên tòa dự kiến diễn ra trong 30 ngày

Một vụ án lớn, bị cáo đông, luật sư rất đông, nhưng tranh luận tại phiên tòa cứ như là chuyện những em thiếu nhi lập ra trò chơi tòa án vậy. Từ bị cáo đến luật sư đều trả lời tòa với những câu mà cộng đồng mạng cho là ngây ngô và buồn cười. Điều này cho thấy, năng lực tranh tụng và năng lực tư vấn của luật sư rất yếu. Có người nhận xét, với năng lực tranh tụng như thế thì rất khó gỡ tội cho thân chủ, nếu đấy là những phiên tòa ở xứ có tư pháp độc lập, chứ còn ở Việt Nam, thì luật sư cứ ngang nhiên diễn hài trước tòa.

Trên mạng xã hội có nhiều người mỉa mai rằng, “trong thời gian diễn ra vụ xét xử chuyến bay giải cứu, thì chương trình thách thức danh hài bị ế ẩm”. Đấy là những gì đã diễn ra, nó cho thấy phiên tòa như trò cười. Ấy vậy mà hàng loạt bị cáo được giảm án rất. Ban đầu có đến 18 án ở khung hình phạt có tử hình, nhưng cuối cùng, chỉ có án tử hình cho Phạm Xuân Kiên là phải cò kè bớt một thêm hai đến phút cuối. Còn lại, 17 bản án ở khung hình phạt có tử hình đều được đề nghị mức án có kỳ hạn thấp, đa số bị đề nghị ở mức 5-6 năm, trong khi mức thấp nhất ở khung này là 20 năm. Thậm chí, không ai trong 17 người này phải bị án chung thân.

Nếu ở các nước có nền tư pháp độc lập, mà luật sư có thể cãi cho thân chủ giảm án nhiều như vậy, là cực kỳ xuất sắc. Tuy nhiên, các luật sư của Việt Nam chỉ “diễn hài” là đủ để Hội đồng xét xử giảm án cho thân chủ của họ, mà còn giảm sâu nữa.

Vậy là nguyên nhân do đâu? Dễ hiểu, đó là do chạy án. Chạy án quá hiệu quả, ngã giá quá nhanh, nên tòa tàn cuộc sớm.

Thực ra, vụ án này có thể kết thúc từ nhiều ngày trước, chứ không phải đợi đến ngày 28/7. Phiên tòa kéo dài đến đây là do trường hợp của Phạm Xuân Kiên. Trường hợp này được xem là ngã giá cam go nhất, nên mới kéo dài đến thế.

Phiên tòa sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến

Việc cãi để được giảm án phụ thuộc vào tài năng của luật sư, còn việc ngã giá sau hậu trường để giảm án, thì phụ thuộc vào tiền và sức mạnh của ê kíp chạy án. Tiền thì các bị cáo không thiếu, nhưng có điều là có chịu chi mạnh hay không. Trường hợp của Phạm Trung Kiên khá rắc rối, Kiên đang hứng tội thay cho sếp của mình, thì theo nguyên tắc là sếp phải chi. Không biết ông sếp Đỗ Xuân Tuyên có mát tay hay không?

Đấy là những gì đã diễn ra tại tòa án của Cộng sản. Đó là những cuộc mua bán đằng sau hậu trường, chứ chẳng có công lý nào cả. Tất cả đều có thể mua bán được, nếu biết đường chạy. Dự đoán là vụ án Việt Á sẽ xét xử trong thời gian sắp tới, cũng sẽ tương tự vụ này mà thôi. Những năm gần đây, ông Nguyễn Phú Trọng đánh án lớn, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, luật sư chạy án, nhà báo chạy án vv… đều làm ăn phát đạt.

Chuyến bay giải cứu cho đến nay, cuối cùng vẫn là câu chuyện của kẻ hút máu và kẻ hút máu của kẻ hút máu mà thôi. Quyền lợi của hàng vạn nạn nhân đang bị phớt lờ. Bởi một nguyên tắc cơ bản, nếu trả lại tiền cho người dân, thì còn tiền đâu để những kẻ hút máu chi trả cho đường dây chạy án? Mục đích phiên tòa này có phải mang lại công lý và công bằng cho người bị hại đâu? Phiên tòa chỉ là cơ hội cho đám kền kền đánh chén.

Thu Phương(Tổng hợp)