Cố tạo quyền lực cứng và thích húc đầu vào người tiêu dùng, VinFast rồi sẽ vỡ?

Các doanh nghiệp toàn cầu chỉ tạo ra quyền lực mềm, chứ không tạo ra quyền lực cứng như các thế lực chính trị độc tài. Giá trị thương hiệu là sự đúc kết của loại quyền lực mềm, chứ không phải quyền lực cứng. Đó là sự tử tế, là tôn trọng khách hàng, là chế độ hậu mãi và chất lượng đảm bảo vv.. Từ đó, khách hàng có cảm tình rồi trở nên yêu thương hiệu. Đấy là giá trị không thể cân đo đong đếm được.

Việc xe gây tai nạn là bình thường, thương hiệu nào cũng có xe gây tai nạn

Với VinFast thì ngược lại, họ xây dựng thương hiệu bằng thứ quyền lực cứng. Ở Việt Nam, ai dám bóc phốt VinFast thì cần cẩn thận. Hầu hết những tờ báo làm truyền thông cho Vin, sử dụng phương pháp không khác gì cách làm truyền thông cho chế độ. Đều theo công thức: tốt khoe, xấu che. Có những lỗi kỹ thuật dẫn đến cháy nổ, gây tổn thất về sinh mạng, mà báo chí vẫn ngậm tăm không lên tiếng.

Ngày 28/7, một chiếc taxi xanh của hãng taxi GSM đã tông liên hoàn tại một nút giao thông ở Đà Nẵng. Ngay sau đó, hàng loạt tờ báo đã đưa tin: Tài xế bị động kinh. Đây là dấu hiệu bất thường khi đưa tin về việc xe VinFast gây tai nạn. Việc đưa ra kết luận quá nhanh và đồng loạt trên các báo, làm cho nhiều người nghi ngờ, phải chăng báo chí đưa tin theo chỉ đạo? Sự chỉ đạo mang tính định hướng, dẫn dắt dư luận ra khỏi nghi ngờ rằng, chiếc xe VinFast này gây tai nạn do lỗi kỹ thuật?

Báo chí Việt Nam là thành trì bảo vệ cho VinFast, đây là kiểu điều hành bộ máy tuyên truyền theo mô hình Cộng sản. Một loại quyền lực cứng mà ông chủ hãng VinFast muốn áp đặt lên suy nghĩ và ý chí của người dân.

Và kết quả thì như thế nào? Kết quả là, chưa bao giờ xã hội chống một doanh nghiệp nào như chống VinFast. Từ hải ngoại, nơi mà VinFast không thể kiểm soát thông tin, người ta bóc trần những lỗi kỹ thuật tệ hại của thương hiệu này, và thông tin theo internet truyền về trong nước.

Thay vì dùng sức mạnh tài chính để điều khiển cho công an và truyền thông, để tạo ra thứ quyền lực cứng như Cộng sản, thì ông Phạm Nhật Vượng nên dùng tài chính đó để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sự tử tế với khách hàng, và xây dựng chế độ hậu mãi tốt, thì VinFast sẽ có được quyền lực mềm.

Quyền lực mềm là nền tảng cho mọi doanh nghiệp, nếu muốn phát triển bền vững. Muốn bơi ra biển lớn cũng cần tạo ra quyền lực mềm, chứ không phải đút tiền cho phóng viên để họ nói tốt về VinFast, rồi sau đó luôn tiềm ẩn nguy cơ bị vạch trần.

Quyền lực cứng chỉ có thể tạo ra với thị trường trong nước, đem cách làm như vậy ra thị trường thế giới thì cầm chắc thất bại. Nếu tạo quyền lực mềm, thì doanh nghiệp vừa tạo ra thị trường nội địa vững chắc, vừa xâm nhập thị trường thế giới theo cùng cách thức. Tuy nhiên, VinFast vẫn mang phong cách làm ăn “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” ra nước ngoài, thì đấy là hồi chuông báo tử cho thương hiệu này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều khách hàng mua xe VinFast đã bị vỡ mộng. Chất lượng xe đã kém mà hậu mãi cũng kém nốt, làm cho khách hàng cảm thấy như họ bị VinFast mang con bỏ chợ. Một số phàn nàn nhẹ nhàng trên mạng xã hội, đa số thì chọn cách im lặng. Bởi họ biết, không thể động tới VinFast, bởi hãng này có thể điều khiển cả công an và báo chí.

Những người trót mua xe VinFast đành tự nhủ là “mình ngu”, rồi im lặng quay lưng với hãng. Không ít người mua xe VinFast vì lòng yêu nước. Sau khi biết mình bị lợi dụng, họ không còn ủng hộ nữa. Khi nhiều người dùng có tâm lý như vậy, thì VinFast khó mà mở rộng thị phần. Quyền lực cứng sẽ không mang lại lợi ích lâu bền.

Khách hàng thấp cổ bé họng so với VinFast thật, nhưng khi hàng vạn khách hàng cùng quay lưng, thì họ đủ sức để quật đổ một thương hiệu độc tài. Ngay trên sân nhà, VinFast cũng khó phát triển bền vững, chứ nói gì đến thị trường thế giới. Dùng quyền lực cứng và cố húc đầu vào khách hàng là tự sát.

Thu Phương (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://nld.com.vn/thoi-su/taxi-bat-ngo-chuyen-lan-tong-9-xe-may-cho-den-do-20230728234350286.htm

 

 

 

Kasse animation 7.8.2023