Những uẩn khúc chưa được giải mã trong vụ án Nguyễn Văn Chưởng.

Link Youtube: https://youtu.be/JBUmX79aDXc

Luật sư Lê Văn Hoà, một trong những luật sư lên tiếng mạnh mẽ cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng, ngày 12/8, ông có bài viết đăng trên facebook cá nhân của mình phân tích chi tiết “người lạ mặt” và khẩu súng K59 thu được tại hiện trường vụ án mạng tại Hải Phòng tối 14/7/2007

Hình: Tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Minh họa: The Vietnamese Magazine

1- Người lạ mặt là ai?

Khi nạn nhân Sinh chưa chết, còn nằm tại hiện trường vụ án mạng, nhân chứng Phạm Hồng Quang khai có nhìn thấy một người lạ mặt đi cùng chiến sĩ Đặng Thái Sơn (CA phường Đông Hải 2) tới chỗ nạn nhân Sinh đang nằm tại hiện trường, nhưng CQĐT không làm rõ người lạ đó là ai và đến với mục đích gì [Bút lục 515]. Tôi có quyền nghi ngờ người lạ mặt đó, một là Đỗ Hữu Ca, hai là Dương Tự Trọng.

2- Về khẩu súng K59

– Khẩu súng này + 1 băng đạn còn 1 viên thu được tại hiện trường thì “được” Thượng sĩ Phạm Hồng Quang mang đi đâu không rõ, đến hơn 1h ngày 15/7/2007 mới được lập biên bản thu giữ và đến 17h cùng ngày mới làm thủ tục niêm phong (BL: 517; 535).

– CQĐT không tổ chức giám định vân tay trên cò súng và thân khẩu súng K59 (nên việc kết luận nạn nhân Sinh đã dùng khẩu súng đó bắn 4 phát sau khi bị nhóm Chưởng chém là không có cơ sở).

– Nạn nhân Sinh nguyên là Thiếu tá Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hải Phòng (lính của Dương Tự Trọng và Đỗ Hữu Ca) được học nghiệp vụ đàng hoàng, có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh trực diện với tội phạm hình sự, vậy lý do gì khi bị Hoàng, Trung dùng dao bài, đoản kiếm tấn công mà không bắn thẳng vào họ, để họ chém bị thương nặng và chết trên đường được đưa đi cấp cứu?

– Nếu Thiếu tá Sinh đã sử dụng khẩu súng này để bắn chỉ thiên 4 phát vào nhóm người chém mình là không hợp pháp, bởi:

+ Khẩu súng này vẫn thuộc sự quản lý của Công an huyện Cát Hải, chưa làm thủ tục chuyển giao về Công an quận Hải An [Biên bản xác minh ngày 16/4/2008/BL.690].

+ Giấy phép sử dụng súng đã hết hạn 2 năm rưỡi (cấp ngày 25/1/2002 và chỉ có giá trị đến ngày 25/1/2005) [BL. 689].

Như vậy, việc Thiếu tá Sinh sử dụng khẩu súng đó là vi phạm “Nghị định 94/HĐBT, ngày 02/7/1984” của Hội đồng Bộ trưởng quy định bổ sung các Nghị định của Hội đồng Chính phủ về quản lý vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao quốc phòng, tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ và “Nghị định 47/CP, ngày 12-8-1996” của Chính phủ ban hành kèm theo quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, cũng như quy định của ngành Công an về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng…

Tạp chí Luật Khoa ngày 12/8 cũng có bài phân tích về một số chi tiết trong vụ án này, 

Luật Khoa trích lời của Cơ quan Cảnh sát điều tra TP. Hải Phòng rằng, ba người gây ra cái chết của Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh hồi năm 2007 gồm: Vũ Toàn Trung (SN 1984), Đỗ Văn Hoàng (SN 1985) cùng quê Kiến Thụy (Hải Phòng); và Nguyễn Văn Chưởng (SN 1983) quê Kim Thành (Hải Dương). 

Công an xác định cả ba là con nghiện, trong một cơn đói thuốc đã tổ chức đi cướp để lấy tiền mua ma túy, Chưởng là kẻ chủ mưu. 

Bên cạnh đó, người chỉ đạo điều tra vụ án, ông Dương Tự Trọng khẳng định Chưởng là “lưu manh, chủ quán cà phê đèn mờ, chuyên chăn dắt gái mại dâm”. Điều này càng khiến cho một phần dư luận tin rằng anh thực sự là kẻ phạm tội.

Ngoài ra, khi lật lại hồ sơ gốc của vụ án, trong các biên bản ghi lời khai, bản tường trình đều thể hiện Nguyễn Văn Chưởng đã nhận tội như cáo buộc của nhà chức trách. Tuy nhiên, khi đứng trước vành móng ngựa, Chưởng liên tục phản cung, kêu oan rằng mình thời điểm xảy ra vụ án anh không có mặt ở Hải Phòng; đồng thời không quen biết, thù oán gì với nạn nhân.

Trong các lá thư kêu oan, Chưởng cho rằng sở dĩ buộc phải khai như vậy bởi anh bị các điều tra viên tra tấn, bức cung – ép anh khai theo ý của họ. 

Trong lá thư đề ngày 16/09/2010, Nguyễn Văn Chưởng khẳng định “những vết tích vẫn còn trên thân thể”, “[…] ngoài cán bộ quản giáo buồng P, thì còn gần 100 phạm nhân biết tôi bị trọng thương như nào khi nhập trại Trần Phú ngày 03/08/2007”.

Minh Vũ-Thoibao.de

>>> “Báo chí Cách mạng” chiến đấu hết mình vì Đảng, nhưng im lặng trước việc tử hình oan

>>> Đức từ chối tất cả đơn xin dẫn độ về Việt Nam, sau vụ Trịnh Xuân Thanh

>>> Tình trạng “tiêu chuẩn kép” trong ngành tư pháp Việt Nam

>>> Hết “lùa gà” giờ Hoài Linh lại bẫy chim

Những bằng chứng oan sai trong vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Kasse animation 7.8.2023