Link Youtube: https://youtu.be/WxOdq_2t3HQ
Ngày 26/8, tác giả Thiên Hành có bài bình luận “Trùm cuối của những trùm cuối”, đăng trên một kênh truyền thông quốc tế tiếng Việt.
Theo tác giả, ở Việt Nam bây giờ, chỉ có vụ tham nhũng lớn hơn chứ không có vụ lớn nhất.
Tác giả nhắc đến lời đồn về việc gia đình ông Phúc là trùm cuối trong vụ Việt Á, nhưng cho đến nay, chưa có ai đưa được bằng chứng.
Tất cả chỉ là tin đồn.
Tuy nhiên, tác giả nhận xét, có vẻ mọi chuyện sắp tới sẽ phát triển quyết liệt hơn, nhằm lôi được tay to hơn Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh ra tòa. Bởi báo Vietnam Finance, ngày 21/8, đăng bài “Nữ chuyên viên có quan hệ khủng tác động được lãnh đạo Bộ Y tế giúp sức cho Việt Á là ai?”
Bài báo có những chi tiết rất đặc sắc, như Việt khai đồng ý chi 40% giá trị hợp đồng cho Nguyễn Thị Thanh Thủy, để Thủy tác động giúp Công ty Việt Á được cấp giấy chứng nhận xuất khẩu, tự do lưu hành kit test.
“Tháng 3/2020, Nguyễn Thị Thanh Thủy và Nguyễn Bạch Linh đã tác động Công ty Capitaland (Singapore) mua test của Việt Á nhằm ủng hộ, trao tặng Chính phủ Việt Nam số hàng hóa chống dịch COVID-19 trị giá một triệu USD. Phía Công ty Capitaland đồng ý, nhưng yêu cầu phải có thư cảm ơn của Chính phủ hoặc đại diện Chính phủ phải có mặt trong lễ trao tặng để tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam.
Yêu cầu này được Thủy và Linh chấp thuận.
Buổi trao tặng diễn ra ngày 7/4/2020, với sự tham gia của bị can Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế và một số quan chức Trung ương.”
“Nguyễn Thanh Long khai nhận rằng, Thủy có mối quan hệ rộng với người có chức vụ, quyền hạn nên khi được yêu cầu, đã nhận lời tham dự buổi trao tặng để ghi nhận hình ảnh theo nguyện vọng của Thủy và Công ty Capitaland.”
Được biết, Nguyễn Thị Thanh Thủy chỉ là cựu chuyên viên Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Còn Nguyễn Bạch Thủy Linh là Giám đốc một công ty tư nhân, đồng thời sở hữu một công ty khác.
Tác giả tạm gọi nhân vật “có chức vụ, quyền hạn” có mối quan hệ với bà Thủy và bà Linh là “đồng chí Z”, và nhận xét, mối quan hệ của Thủy và đồng chí Z không phải bình thường.
Tác giả phân tích:
Manh mối 1: Đồng chí Z ít nhất phải thuộc loại gọi một tiếng là cấp bộ nem nép.
Manh mối 2: Quyền hạn của đồng chí Z ít nhất phải tác động, hoặc chi phối được Chính phủ.
Manh mối 3: Mối quan hệ của Thủy, Linh với đồng chí Z được công khai rộng rãi, và đảm bảo chắc chắn về “tầm ảnh hưởng”, nên Thủy và Linh mới có thể hứa với Capitaland, cũng như dễ dàng gọi điện, nhắn tin“điều” các vị quan chức Trung ương cỡ Long đi làm nền cho vụ làm ăn của mình như nói trên.
Tác giả suy diễn không sợ thái quá, rằng, Thủy và Linh đã làm những việc móc nối, điều phối như vậy không phải lần đầu.
Cũng vì hiệu quả của mối quan hệ này, Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á mới chịu chi đến 40% giá trị hợp đồng, để lại quả cho Thủy và Linh.
Tác giả dẫn những quan chức nhận hối lộ của Việt, như Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Văn Trịnh, Phạm Công Tạc, Trịnh Thanh Hùng… và việc các quan chức này tạo mọi điều kiện cho kit test của Việt. Đồng thời nêu thắc mắc: Có chỗ dựa nào không để Việt tung tẩy, sai phái các cán bộ cao cấp như sai người giúp việc nhà mình vậy?
Có liên quan đến đồng chí Z hay không?
Tác giả nhận xét: Với những gì đã xảy ra, không có khả năng đồng chí Z không biết việc Thủy và Linh dựa oai mình để kiếm chác từ các doanh nghiệp.
Vấn đề là, Cơ quan Điều tra và Ban Chỉ đạo Chống tham nhũng có tìm được đủ bằng chứng để đưa đồng chí Z ra tòa hay không.
Nhưng, dù có thật sự lôi ra được những kẻ giấu mặt, là kẻ tổ chức và điều phối những đường dây tham nhũng tinh vi trên quy mô toàn quốc, thì trùm cuối của tất cả các đại án vẫn không phải là những cái tên ấy.
Tác giả cho rằng, bản chất hai vụ “chuyến bay giải cứu” và “Việt Á” là giống hệt nhau. Đó là sự móc nối, câu kết, “đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện” giữa doanh nghiệp và các lãnh đạo cao cấp ở bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào, cấp nào, cơ quan, đơn vị nào mà doanh nghiệp cần tới để bắt đầu một vụ làm ăn phi pháp.
Tác giả dẫn kết quả phòng chống tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 (từ năm 2021) đến nay, cho thấy, đã kỷ luật trên 1.000 tổ chức Đảng, khoảng 52.000 đảng viên, trong đó có 91 cán bộ diện Trung ương quản lý. 31 người trong số 91 này đã bị xử lý hình sự. Trong đó có hàng chục ủy viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch tỉnh, thành phố…
Từ lượng và chất như ở trên, thì đây đâu còn là tham nhũng vặt nữa. Tham nhũng đã trở thành lối sống, thành hệ sinh thái, thành tiêu chuẩn của một số không đếm xuể đảng viên, từ có chức nhỏ đến có chức lớn. Ngay cả tù tội cũng không làm họ sợ hãi nữa, bất chấp cả cái lò của cụ Tổng.
Tác giả cho rằng, cần phải đặt câu hỏi cơ chế nào đã tạo ra và nuôi dưỡng tham nhũng. Những bất hợp lý nào trong chính sách thu nhập và kiểm soát quyền hạn/quyền lực đã khiến tham nhũng trở thành điều bình thường, thậm chí được xem là cơ chế bù đắp tự nhiên của xã hội cho cán bộ?
Tác giả kết luận, cái cơ chế khốn nạn đó mới chính là trùm cuối của những trùm cuối.
Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có lôi ra được và xử lý nó không?
Hoàng Anh – thoibao.de
>>> Ông Lê Văn Thành từ trần, trò chơi tàn khốc sau hậu trường chính trị!
>>> Bộ Công an được cấp nhiều tiền, được gây tội ác và được bảo vệ làm ác!
>>> Tham nhũng, vùng cấm và “trùm cuối” trong vụ Việt Á
>>> Phải chăng Tô Lâm đang muốn biến Chính phủ thành cơ quan giúp việc cho mình?
Kỹ năng bạc tỷ: Làm thế nào lính Tô đẩy được voi lọt lỗ kim?