Bộ Công an hành dân đến bao giờ ?

 

Link Youtube: https://youtu.be/y-bQF7AVAMg

 

Báo RFA ngày 31/8 có bài bình luận của tác giả Lê Ngạo Thiên, về việc Bộ Công an Việt Nam liên tục thay đổi hình thức làm giấy tờ cá nhân, đã làm cho người dân gặp khó khăn rất nhiều.

Theo đó, tác giả trích lời Công an giải thích việc này, là để nhanh chóng điện tử hóa tất cả các thông số về dân cư, nhằm giảm bớt lượng giấy tờ hành chính cho người dân, đồng thời cơ quan quản lý được dễ dàng.

Luật Căn cước công dân quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân mã vạch vẫn được sử dụng tiếp tục cho đến khi hết thời hạn quy định, tức là còn mấy chục năm nữa. Thế nhưng các phường vẫn liên tiếp kêu gọi, thúc giục người dân đi làm căn cước gắn chip lại tất.

Do suốt thời gian dài chạy nước rút để làm căn cước, nên sau khi về đích thì hầu như tất cả các ‘”vận động viên” đều bị… chuột rút.

Do phải tăng ca làm ngày làm đêm, mắt toét tòe loe nên lực lượng công an nhập sai thông tin vô số. Sai đủ các kiểu. Sai họ, sai tên, sai ngày/ tháng/ năm sinh hoặc cả ba loại thông tin này, sai nơi sinh, sai giới tính, sai địa chỉ thường trú, sai quê quán, sai tên cha/ mẹ…

Khi sai bất cứ thông tin nào trong các loại trên thì mã số định danh công dân cũng sai. Người dân buộc phải đi làm lại mã số định danh mới, sau đó đi làm lại căn cước gắn chip mới.

Tác giả nói rằng, tuy sai sót thuộc về cơ quan quản lý nhưng quá trình sửa sai không hề được lược giản bất cứ bước nào cho người dân.

Nhiều người được cấp mã số định danh ở chỗ ở cũ, sau đó chuyển chỗ ở mới (khác tỉnh/thành) cũng phải bỏ thời gian và tiền bạc quay trở lại nơi ở cũ để nộp hồ sơ chỉnh sửa thông tin, xin cấp lại mã số định danh mới. Người nào đã làm xong căn cước gắn chip mà sai thông tin thì phải đi làm lại lại từ đầu, lặp lại một quy trình gồm nhiều khâu và gấp bội phiền toái, tốn kém, bực bội.

Hành cả củ

Sai thông tin trên tờ khai, dẫn đến sai mã định danh hoặc sai trên căn cước gắn chip xem như người dân khổ hết nước nói.

Có nhà báo kể trên Facebook cá nhân: chị gái bị ghi sai năm sinh trên số định danh, nên phải đi vài trăm cây số về nơi ở cũ xin lập số mới. Nhà cũ không còn, phải thuê khách sạn ở. Thuê xe đi lại. Tốn mấy triệu bạc.

 

 

Hình: Cảnh người dân đi làm căn cước công dân

Không có mã định danh nên cho dù thông tin trên chứng minh nhân dân cũ khớp với đăng ký tại nhà mạng điện thoại, nhưng nhà mạng vẫn khẳng định là bà không chứng minh được chính chủ thuê bao điện thoại. Họ cắt luôn số điện thoại đã dùng hàng chục năm của bà, lý do là Công an yêu cầu như thế.

Không có số điện thoại để liên lạc, không nhập được hộ khẩu, không làm được căn cước. Bà chờ ba tháng mới được cấp lại mã định danh mới.

Theo tác giả thì chỉ trong vòng bảy năm qua, chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người Việt Nam đã liên tục thay đổi đến ba lần:

-Lần đầu vào năm 2016, khi Luật Căn cước công dân có hiệu lực, từ đang sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, người dân bắt đầu được cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch.

Tuy nhiên, do thiếu điều kiện về kỹ thuật và cơ sở vật chất, chỉ có 16/63 tỉnh thành cấp được căn cước mã vạch cho dân. 47 tỉnh thành còn lại vẫn cấp chứng minh nhân dân theo mẫu cũ. Điều này dẫn tới cúng lúc có tới ba loại giấy tờ tùy thân cùng có giá trị sử dụng, gồm chứng minh nhân dân 9 số, 12 số và căn cước mã vạch.

-Chỉ năm năm sau, toàn quốc thực hiện cao điểm cấp căn cước gắn chip.

Từ ba loại giấy tờ tùy thân cùng có giá trị sử dụng lên thành bốn loại.

-Luật căn cước công dân sửa đổi sẽ được thông qua vào cuối năm nay, cụ thể là vào tháng 11/2023. Khi đó, chắc như bắp rằng toàn ngành Công an sẽ lại tiếp tục phát động một đợt cao điểm làm thẻ Căn cước mới.

Tức là chỉ vỏn vẹn trong tám năm, loại giấy tờ tùy thân thiết thân nhất của người dân thay đổi đến bốn lần.

Mỗi lần như thế, dân lại tốn thêm tiền và thời gian để đi cấp đổi.

Chưa kể người dân ở các phường/xã/quận sắp tới sẽ bị xóa sổ để sáp nhập thành đơn vị hành chính mới sẽ phải thay đổi giấy tờ liên tục để cập nhật thông tin.
Nhưng cái kiếp làm con dân, à nhầm, làm công dân Việt Nam nó vốn vậy rồi. Năm cha, ba mẹ, mười tám bà cô cùng kịch liệt nắm đầu, à nhầm, quản lý. Chừng nào còn một sợi tóc, chừng đó kiếp nạn thứ 82 n lần của các ông bà chủ còn sống mãi.

 

Quang Minh – Thoibao.de

>>>Mua quốc tịch Cyprus, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đưa Tổng – Tô vào thế kẹt “bi” trong họng!

>>>Thích Thanh Quyết quyết làm tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới

>>>Sức sống của nền kinh tế quyết định sinh mệnh chính trị của Thủ Chính

>>>Nghịch lý trong kỷ lục vốn hóa của VinFast

Đại Án Việt Á: Nguyễn Thanh Long bắt tay với Việt Á gây tai họa cho dân VN như thế nào?