Việt Nam gia tăng bồi đắp đảo ở Trường Sa

Link Video: https://youtu.be/Px7M6_G6EeI

Ngày 6/11, RFA Tiếng Việt cho hay “Việt Nam tăng tốc việc nạo vét và lấp đất ở khu vực quần đảo Trường Sa”.

Theo đó, các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, Việt Nam đang gia tăng tốc độ nạo vét và lấp đất ở quần đảo Trường Sa, với mức độ gấp bốn lần, chỉ trong vòng chưa đầy một năm qua.

Theo các dữ liệu vệ tinh mà RFA thu thập được, hoạt động này ở Bãi Thuyền Chài được bắt đầu từ cuối năm 2021 và bắt đầu gia tăng tốc độ trong năm ngoái.

Tính đến đầu tháng 11/2023, diện tích khu vực được nạo vét và lấp đất ở một thực thể chính và hai thực thể nhỏ hơn tại Trường Sa hiện là gần một km vuông, tương đương 247 acres (mẫu Anh, tương đương 0,4ha). Con số này vào năm 2022 là 58 acres.

Ngoài Bãi Thuyền Chài, công tác xây lấp còn được thực hiện ở nhiều thực thể khác, như Nam Yết, Đá Tiên Nữ, Đá Phan Vinh, và Đảo Sơn Ca.

Tuy vậy, RFA cho biết, diện tích lấp đất của Việt Nam vẫn nhỏ hơn so với bất cứ việc nạo vét và mở rộng nào mà Trung Quốc đã thực hiện, tại ba thực thể khác trước đó tại quần đảo Trường Sa, là Đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi. Đây là ba đảo nhân tạo đã được Bắc Kinh xây lấp và quân sự hoá ngoài Biển Đông.

Tại thực thể chính ở phía đông bắc Bãi Thuyền Chài, hàng chục tàu và ít nhất hai tàu nạo vét lớn có thể nhìn thấy từ hình ảnh vệ tinh do Planet Labs cung cấp hôm 2/11.

Các video được cho là được ghi bởi các công nhân và lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các sà lan lớn đang mang cát và vật liệu xây dựng vào khu vực xây lấp.

RFA dẫn nhiều nguồn tin quân sự của Việt Nam muốn giấu tên cho biết, Chính phủ  Việt Nam và quân đội đang chú trọng vào việc phát triển Bãi Thuyền Chài.

Toàn bộ bãi chỉ khoảng 50 km vuông và nó có tiềm năng lớn” – một nguồn tin nói với RFA.

RFA dẫn lời chuyên gia Tom Shugart, thuộc Chương trình Quốc phòng ở Trung tâm An ninh Mỹ, nói:

Một căn cứ khác và đường băng sẽ gúp Việt Nam có một vi trí ở phía bên kia của ba đảo nhân tạo lớn của Trung Quốc, chặn chúng ở một mức độ nào đó.”

Nó chắc sẽ giúp họ có được sự bao trùm và khả năng tốt hơn trong giới hạn khu vực này.”

Rất khó để biết thêm thông tin, cho đến khi chúng ta nhìn thấy độ lớn của công trình cuối cùng ra sao.”

Hình: Bài trên RFA

Cư dân mạng Việt Nam cũng tỏ ra quan tâm tới Bãi Thuyền Chài, vốn cũng bị các nước khác như Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Đài Loan tuyên bố có chủ quyền. Hiện có rất nhiều thảo luận trên các diễn đàn quốc phòng trên internet về sự cần thiết phải xây dựng một đường băng dài trên thực thể này, để tăng cường khả năng quốc phòng của Việt Nam ở vùng nước có tranh chấp.

RFA cho biết thêm, Bãi Thuyền Chài có tên gọi như vậy, vì nó có hình giống như một chiếc tàu.

Hải quân Việt Nam chiếm bãi này vào năm 1978, nhưng phải rút quân ngay sau đó, do điều kiện không ổn định. Hải quân Việt Nam đã quay lại bãi này 10 năm sau, thiết lập ba tiền đồn trên bãi, và các tiền đồn này sau đó đã trở thành các tòa nhà cố định, với các cơ sở dùng cho việc đóng quân và ngư dân vào thăm, thậm chí có cả trung tâm văn hóa.

Các tiền đồn này hiện không nằm trong khu vực được xây lấp mới.

Vẫn theo RFA, giới chức Việt Nam luôn cổ động cho việc phát triển bền vững ở Biển Đông, bao gồm cả Bãi Thuyền Chài.

Trong một văn bản Nghị quyết được ban hành vào ngày 3/4, Chính phủ Việt Nam đưa mục tiêu “xác định các khu vực có thể lấn biển, đảo nhân tạo để phát triển kinh tế – xã hội”.

RFA dẫn thống kê của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á cho biết, Việt Nam hiện kiểm soát 72 thực thể ở Biển Đông.

Hoạt động xây lấp đang được tiến hành “cho thấy bước đi quan trọng hướng tới củng cố vị trí của họ ở Trường Sa”.

Ý Nhi

>>> Chánh án Nguyễn Hòa Bình thiếu tự trọng vì tự khen

>>> Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long tạo điều kiện cho bọn buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc

>>> Vì sao Cơ quan kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo lại để các trường đại học dễ dàng qua mắt?

>>> Chánh án Nguyễn Hòa Bình thiếu tự trọng vì tự khen

Đấu tố Thành Bưởi, trở lại cách hành xử man rợ thời cải cách ruộng đất

Kasse animation 7.8.2023