Quy định “nồng độ cồn bằng không” không thuyết phục

Link Video: https://youtu.be/yC6AjiQ1VWg

Ngày 30/11, báo Tiếng Dân đăng bài “Quy định “nồng độ cồn bằng không”: Có thật cần thiết?” của tác giả Lê Anh Hùng.

Tác giả cho biết, luật pháp ra đời nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, qua đó bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

Tuy nhiên, để một quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, thì yếu tố quyết định lại không phải là việc áp đặt của cơ quan thực thi pháp luật, mà chủ yếu là nhờ ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Lý do rất đơn giản: Không một nhà nước nào có đủ điều kiện nhân lực và vật lực để áp đặt tất cả các điều luật do nó ban hành; ngân sách nhà nước không đủ nuôi một bộ máy như thế.

Theo tác giả, do pháp luật là một cơ chế cưỡng bách được áp đặt từ trên xuống, nên ý thức tuân thủ pháp luật trong xã hội, cũng bắt nguồn từ trên xuống. Nếu các quan chức không có ý thức chấp hành luật pháp, thì khó đòi hỏi người dân phải tuân theo luật. Dân gian có câu “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” hay “Nhà dột từ nóc” là vì thế.

Tác giả cho hay, chi phí của luật pháp gồm hai loại: Chi phí thực thi pháp luật và chi phí tuân thủ pháp luật. Chi phí thực thi pháp luật do cơ quan thực thi pháp luật bỏ ra, nghĩa là dùng tiền từ ngân sách nhà nước. Chi phí tuân thủ pháp luật do người dân bỏ ra. Cả hai loại chi phí này đều là chi phí của xã hội, của nền kinh tế.

Vậy nên, cơ quan soạn thảo pháp luật cần phải cân nhắc bài toán chi phí – lợi ích, để quyết định xem, liệu có cần thiết phải ban hành một quy định pháp luật nào đó hay không.

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có cồn, là một trong những hành vi bị cấm.

Tác giả phân tích, trước hết, cần phải khẳng định rằng, cả việc áp đặt lẫn việc tuân thủ điều luật này, đều gây ra nhiều chi phí cho xã hội.

Công an phải trang trải chi phí cho việc huy động lực lượng, lập chốt chặn để kiểm tra người dân. Người dân phải mất công sức và thời gian để chờ đợi đo nồng độ cồn, có thể phải nộp phạt, chi phí khi bị giữ xe, giữ bằng, và cả các chi phí khác do lỡ việc hay sai hẹn, v.v…

Tác giả dẫn số liệu thống kê từ Cục Cảnh sát Giao thông trong năm 2023, cho thấy, số trường hợp vi phạm nồng độ cồn chiếm 23% tổng số vi phạm giao thông, trung bình mỗi tháng khoảng 2.000 vụ.

Tác giả nhận xét, tỷ lệ này không cao, nếu không muốn nói là thấp. Vì thế, điều này rõ ràng là gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Hình: Bài bình luận trên báo Tiếng Dân

Cố nhiên, việc lực lượng chức năng thường xuyên duy trì kiểm tra nồng độ cồn cũng có tác dụng nhất định, khiến tỷ lệ tham gia giao thông khi có cồn trong người giảm, và điều này ít nhiều cũng giúp làm giảm tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng, lực lượng chức năng quan tâm nhiều hơn đến “thành quả” mà họ nhận được – đó là con số % tiền phạt mà họ được phép giữ lại, hoặc toàn bộ số tiền mà người vi phạm hối lộ.

Vì thế, lực lượng thực thi pháp luật chỉ muốn làm cách nào để xác suất “bắt được cá” sau mỗi lần “quăng lưới” càng cao càng tốt. Và cách tốt nhất ở đây, dĩ nhiên là quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có nồng độ cồn bằng 0.

Khi đó, tác giả nhận định, “động lực” khiến lực lượng chức năng thường xuyên “ra quân” sẽ tăng lên, kéo theo số người điều khiển phương tiện bị tạm giữ để kiểm tra nồng độ cồn tăng lên.

Và dĩ nhiên, chi phí luật pháp mà xã hội và nền kinh tế phải gánh chịu sẽ tăng lên tương ứng, bất chấp thực tế là cơ sở khoa học và thực tiễn của cái quy định “nồng độ cồn bằng không” kia là thiếu thuyết phục, bởi một số người vẫn có nồng độ cồn, dù họ không hề uống rượu bia.

Tác giả đặt câu hỏi: Đến bao giờ thì người dân Việt Nam sẽ tự giác tuân thủ quy định cấm uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, mà không cần phải có một lực lượng cảnh sát giao thông hùng hậu bậc nhất thế giới, để tuỳ ý tạm dừng phương tiện giao thông hàng mấy triệu lần mỗi năm? Chắc chắn là một mình Bộ Công an sẽ không giải đáp được vấn đề này, nhưng giải pháp thì, dĩ nhiên, không thể thiếu họ.

Hình: Đề xuất nồng độ cồn bằng 0 thiếu thuyết phục

Xuân Hưng

>>> Vì sao Tổng Trọng sẵn sàng cho mất triệu tỷ Trương Mỹ Lan chiếm đoạt, để cứu Lê Minh Hưng?

>>> Người đẹp Ngô Thanh Vân tống khứ ngài “Chủ tịch” VinFast với giá cực bèo!

>>> Lại hoãn Luật Đất đai 2013 (sửa đổi), Đảng và các nhóm lợi ích đã chiến thắng nhân dân?

>>> Tổng Trọng là tấm gương “tham nhũng không vụ lợi”?

Một vụ truy nã kỳ lạ của Công an Tiền Giang về tội “tuyên truyền chống nhà nước”

Kasse animation 7.8.2023