Dừng vụ Vạn Thịnh Phát và tầm nhìn xa “đánh chuột không để vỡ bình” của Tổng Trọng?

Link Video: https://youtu.be/xYGfUCnCCA8

Việc hệ thống các phòng giao dịch của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài gòn (SCB) rơi vào tình trạng đóng băng, là hệ lụy từ vụ án Vạn Thịnh Phát, liên quan đến việc Bộ Công an khởi tố và bắt giam bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đồng thời là chủ của Ngân hàng SCB.

Vụ bắt giữ các lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã dẫn đến làn sóng người đến đòi tiền tiết kiệm tại các chi nhánh giao dịch của SCB trên toàn quốc. Theo Bộ Công an, điều đó đã gây ra tình trạng mất an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Theo kết luận điều tra của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu (C03), Bộ Công an, trước năm 2011, bà Trương Mỹ Lan, dù không giữ chức vụ quản lý, nhưng đã thao túng, chi phối toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng SCB.

Bộ Công an cũng cho biết, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư, thực chất là khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại SCB, thông qua việc gian dối trong phát hành trái phiếu.

Bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn từ người dân và các tổ chức kinh doanh. Bằng cách lập hồ sơ vay vốn giả mạo, bà đã chiếm đoạt đến 93% số tiền cho vay của Ngân hàng SCB.

Theo Cơ quan Điều tra, chỉ từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo cấp dưới lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB, chiếm đoạt hơn 300.000 tỷ đồng. Chưa kể đến việc, bà Trương Mỹ Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh, gần 130.000 tỷ đồng.

Theo đó, vụ bê bối của Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB với sự thiệt hai lên tới hàng chục tỷ USD, đã bộc lộ cho người dân thấy, các cơ quan quản lý của Nhà nước Việt Nam có sự vô trách nhiệm đến đáng ngờ, không chỉ do cơ quan thanh kiểm tra nhận hối lộ từ Ngân hàng SCB mà thôi.

Tình trạng đó đã phản ảnh sự mong manh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống này đã thể hiện dễ bị tổn thương, trước các đợt khách hàng và nhà đầu tư rút tiền ồ ạt ra khỏi Ngân hàng SCB, sau khi bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị khởi tố bắt giam.

Theo giới phân tích, thủ đoạn rút tiền khỏi Ngân hàng SCB để chi tiêu với mục đích riêng của bà Trương Mỹ Lan, không có gì đặc biệt hay mới mẻ. Điều này giống hệt việc bà Lan đã làm trước đó, đối với 3 ngân hàng nhỏ vốn thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan. Ba ngân hàng nhỏ này là Ngân hàng Đệ Nhất, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Sài Gòn, trở thành một ngân hàng lớn có tên giao dịch là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).

Đáng ngạc nhiên hơn, thủ đoạn của bà Trương Mỹ Lan y xì thủ đoạn của ông chủ hãng nước hoa Thanh Hương trong thập niên 1980, dùng để chiêu dụ người gửi tiền. Điều mà đến nay, nhìn lại nhiều người mới giật mình.

General Secretary of the Communist Party of Vietnam Nguyen Phu Trong

Việt Nam có một hệ thống giám sát chặt chẽ, tầng tầng, lớp lớp của hàng chục cơ quan quản lý nhà nước, cũng như Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là hệ thống An ninh Kinh tế, được đánh giá là mạnh nhất trong khu vực Asian. Vậy tại sao lại để bà Trương Mỹ Lan và hệ thống sinh thái bao gồm hơn 1000 công ty của bà, chủ yếu là các công ty ma, hoành hành như chỗ không người.

Sự sơ hở (do chủ ý), đã tạo điều kiện cho bà Lan biển thủ đến 12,53 tỷ USD từ Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) do bà bí mật kiểm soát. Đó là chưa kể đến số tiền 30 nghìn tỷ đồng, tương đương với 1,24 tỷ USD, liên quan tới việc gian lận phát hành trái phiếu. Tổng cộng thiệt hại xấp xỉ với 3,2% tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post), mới đây, trong bài phân tích với tựa đề “Vụ Vạn Thịnh Phát – SCB – Trương Mỹ Lan: Tham nhũng, quản lý kinh tế kém sẽ cản trở sự tăng trưởng của Việt Nam”, đã đặt câu hỏi, “Vì sao, còn quá nhiều điều nổi cộm chưa được làm rõ ở vụ án [của bà Trương Mỹ Lan], mà lãnh đạo Việt Nam đã cho dừng cuộc điều tra ở đó?”

Chỉ trong vòng mấy năm, bà Trương Mỹ Lan đã sở hữu được một số bất động sản có giá trị nhất ở trung tâm Sài Gòn, ngay đại lộ Nguyễn Huệ, một trong những con đường đắt đỏ nhất châu Á. Nhưng đó cũng chỉ là những tài sản nhỏ trong bộ “sưu tập” các bất động sản, các khu đất được mệnh danh ở vị trí “vàng” hay “kim cương” tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo giới phân tích, do nhà chức trách vẫn chưa sẵn sàng đưa ra câu trả lời về cách bà Lan có được quyền mua 156 bất động sản, bao gồm một số khu đắt tiền ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đất đai đều thuộc sở hữu của nhà nước, và do đó, cần có các mối quan hệ chính trị mới có thể mua được các khu đất này. Có lẽ, chính các mối quan hệ chính trị của bà Lan đã khiến cuộc điều tra phải dừng lại.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, đã thú nhận, “đánh chuột không để vỡ bình”. Đó là sự nhìn xa trông rộng của ông Trọng, và chính là để chuẩn bị cho tình huống này.

Trà My

>>> Việt Nam chối bỏ sự thật về người bản địa

>>> Ấn Hoàng Đế Chi Bảo và câu chuyện thật giả

>>> Mỹ theo dõi các động thái của Trung Quốc tại Campuchia

>>> Ý rời khỏi Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc

Vẫn để tình trạng mua bán giấy tờ, bằng cấp giả công khai: Chủ trương lớn của ai?