Vì sao còn mỗi Phạm T.T Trà vẫn “cố thủ” giải vây cho Tổng Trọng?

Giữa lúc có những đồn đoán về bệnh tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tái phát trở lại, có ý kiến cho rằng, có thế lực đã tung tin giả về sức khỏe của Tổng Trọng, để gây áp lực buộc ông Trọng phải công bố ai là nhân vật kế nhiệm cho chiếc ghế Tổng Bí thư.

Ngày 24/1/2024, trang Nghiên cứu Quốc tế đăng bài viết, ‘“Giả chết bắt quạ”? Câu hỏi hóc búa về sự kế nhiệm ở Việt Nam”, của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang từ Học viện Chính trị ISEAS có trụ sở tại Singapore.

Tác giả đưa ra nhận xét, những tin đồn về sức khỏe của ông Trọng cho thấy sự không chắc chắn về người kế nhiệm, đã trở thành một yếu tố rủi ro đáng kể ở Việt Nam như thế nào”. Theo đó, quan trọng nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thiếu một kế hoạch kế nhiệm rõ ràng.

Ngày 26/1, báo điện tử VietNamNet đăng bài “Bộ trưởng Nội vụ nêu 4 giải pháp lớn xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý”, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà kèm theo lời giới thiệu trân trọng.

Theo giới quan sát, việc truyền thông nhà nước đăng tải bài viết của bà Trà, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ là điều bình thường. Nhưng bà Trà còn kiêm cả chức Phó Ban Tổ chức Trung ương thì là việc đáng bàn. Nhất là trong bài viết, bà Trà đề cập tới “công việc chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng sắp tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Nếu so sánh bài viết của bà Trà với phân tích của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, thì rõ ràng, có một sự trái ngược rất cơ bản.

 

Công tác nhân sự nói chung và nhân sự kế cận, thay thế cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cho đến nay là điều cấp bách mà ai cũng thấy.

Giả sử, nếu lúc này Tổng Trọng có mệnh hệ gì, thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn. Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang cho biết,“vấn đề người kế nhiệm trở thành một yếu tố rủi ro đáng kể ở Việt Nam”, vì “Điều này có thể dẫn đến những cuộc đấu đá phe phái gay gắt khi Trọng ra đi, làm suy yếu sự ổn định chính trị của Việt Nam”.

Hơn thế nữa, công tác nhân sự của Tổng Trọng trong suốt 12 năm, trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, đã khủng hoảng trầm trọng. Cụ thể, số lượng các Ủy viên Trung ương, lãnh đạo các cấp lũ lượt dắt tay nhau vào tù mấy năm gần đây, lớn cả về số lượng lẫn quy mô chức tước, là minh chứng khó có thể bác bỏ.

Điều đó cho thấy, chất lượng nhân sự, kể cả nhân sự chủ chốt do Trưởng tiểu ban Nhân sự Nguyễn Phú Trọng chọn lựa, là rất, rất có vấn đề.

Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 (tháng 10/2023), Tổng Trọng đã bị tập thể Ban Chấp hành Trung ương cáo buộc, có rất nhiều sai phạm trong việc đưa lọt vào Ban Chấp hành Trung ương nhiều nhân sự không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Vào ngày họp thứ 5 của Hội nghị Trung ương 8 – ngày 5/10/2023, trên website của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) xuất hiện bài viết với tựa đề “Chúng ta đã để lọt cán bộ không đủ đức, đủ tài vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12”. Bài báo phê phán: “Ở nhiều nhiệm kỳ vừa qua, nhiều cán bộ không đủ đức, đủ tài vẫn lọt vào Ban Chấp hành Trung ương”. Mà rõ ràng, ai cũng biết, Tổng Trọng là Trưởng tiểu ban Nhân sự các khóa Đại hội 12 và 13.

Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo truyền thống vốn có là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Song dưới thời của Tổng Trọng, kể từ sau Đại hội 12, nguyên tắc đó đã bị ông Trọng loại bỏ. Tất cả các quyết định quan trọng nhất của Đảng, kể cả vấn đề bổ nhiệm nhân sự, đều do cá nhân Tổng Trọng toàn quyền quyết định.

Trong bài viết, “Khi các Ủy viên Trung ương bị bắt sống” của nhà báo Mai Hoa Kiếm, đăng trên báo Tiếng Dân, tác giả đưa ra một nhận xét mang tính cảnh báo đáng chú ý, theo đó:

“Từ sau Đại hội 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ còn là cái bóng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những gì ông Trọng nói, các Ủy viên Trung ương xem như là nghị quyết. Vấn đề gì ông Trọng viết, thì họ tuyên truyền, thổi phồng thành “kim chỉ nam”.

Hai trăm kẻ từng được ca tụng là “tinh hoa” của Đảng, nhiều kẻ trong số đó tay đã bị “nhúng chàm”, nhúng rất sâu.

Theo giới quan sát, bà Phạm Thị Thanh Trà là người có năng lực và trình độ yếu, không có khả năng đáp ứng được vai trò Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đó là lý do, vì sao các ý kiến hay chủ trương của Bộ Nội vụ, của bà Trà đưa ra, luôn là bản sao các ý kiến của Tổng Trọng.

Xin nhắc lại, theo thông tin của trang “Chân Dung Quyền lực” tiết lộ, khi là giáo viên trường Trung học Cơ sở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, bà Trà đã lọt vào mắt xanh của ông Tô Huy Rứa – cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương, một nhân vật đặc biệt quan trọng trong công tác nhân sự của Đảng, nên bà Trà đã thăng tiến nhanh như tên lửa.

Do đó, vì bà Trà là chị gái của một nhân vật đình đám là ông Phạm Sĩ Quý – một kẻ tham nhũng cộm cán và đầy tai tiếng, vậy mà Quý vẫn an toàn, không bị kỷ luật./.

Trà My – Thoibao.de

27.1.2024

Kasse animation 7.8.2023