Tại sao tôi phê phán VinFast ngay từ khi thành lập đến nay?

Ngày 9/2, Facebook cá nhân của nhà giáo Kim Van Chinh có bài “TẠI SAO TÔI PHÊ PHÁN VINFAST NGAY TỪ KHI THÀNH LẬP CHO ĐẾN NAY?”

Tác giả cho biết, ngay từ năm 2017, khi VinFast bắt đầu thành lập và tuyên bố chương trình phát triển, tác giả đã viết bài phê bình và nhận định là, Công ty này không thể sống lâu nếu đi theo hướng sản xuất ô tô cạnh tranh quốc tế.

Đến nay, sau 6 năm hoạt động, VinFast đã trở thành 1 Công ty khổng lồ về vốn đầu tư và quy mô hoạt động, bán hàng, nhưng cửa ngõ đến phá sản lại càng gần hơn bao giờ hết…

Tác giả nhắc đến các comments phê phán tác giả, cho ông là gato, ghen tị mà phê phán VinFast.

Than ôi, đọc những comments đó làm tác giả rất buồn rầu. Buồn cho 1 nhóm người không nhỏ ở Việt Nam, sao còn tăm tối về tư duy và thiếu phương pháp tiếp cận nhìn nhận các vấn đề và con người như vậy?

Tác giả cho rằng, chuyên ông làm giáo viên và không chọn nghề kinh doanh là do cuộc sống, đam mê và sở thích của ông. Càng làm giáo viên, chuyên dạy về quản trị, kinh doanh, chính trị học, càng có quyền phản biện, nhận xét, đánh giá, phê phán các nhà kinh doanh… Những người làm tấm gương thành đạt trong kinh doanh và có đạo đức kinh doanh kiểu mẫu như Bill Gate, Buffett, Musk, Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi… tác giả đều nghiên cứu và đưa vào bài giảng, như những trường hợp nghiên cứu điển hình.. Ngược lại, những gương “phản diện”, sai lầm trong kinh doanh, tùy khía cạnh, đó là chiến lược kinh doanh, phương pháp kinh doanh hay đạo đức kinh doanh, mà mình sắp xếp làm các nghiên cứu cho học sinh…

Và, dù tác giả làm giáo viên, nhưng cũng có mấy năm trời phụ trách một cơ sở có chức năng kinh doanh của nhà nước. Đối với ngành ô tô, tác giả cũng đã có cơ hội tham quan 4 nhà máy sản xuất của Ford, Toyota, Nissan, BMW ở Nhật Bản và Đức. Đủ để tác giả hiểu về những vấn đề mà ông giảng bài khi có liên hệ đến ngành ô tô.

Tác giả cho hay, lý do tác giả nhận định được VinFast sẽ phá sản nếu cạnh tranh, từ 2017, vì tác giả nhận thấy, một công ty khởi nghiệp nếu gia nhập ngành ô tô lúc sản phẩm đã vượt qua đỉnh phát triển thì không thể tồn tại được. Mà xe xăng đã không còn là xu hướng nữa, nghĩa là đã vượt đỉnh, các ông lớn ô tô đều đang hướng đến xe điện hoặc xe hybrid.

Tác giả dẫn một điểm tựa nữa, khi nghiên cứu trường hợp của VinFast, đó là, điểm hòa vốn ngắn hạn và chi phí sản xuất bình quân dài hạn của ngành ô tô, rất thách thức đối với các công ty khởi nghiệp.

Nói thì rất dài dòng và hơi trừu tượng, nhưng tác giả tóm lại là: Ngành ô tô cá nhân nó có điểm hòa vốn cạnh tranh dài hạn ở mức rất cao về sản lượng.

Hồi đầu Thế kỷ 20 là 1 triệu xe/ năm. Cuối Thế kỷ 20 trở đi, người ta tìm mọi mánh khóe để cá biệt hóa sản phẩm của mình, tạo các hàng rào kỹ thuật này nọ để giảm áp lực cạnh tranh, tăng tính độc quyền, nhưng sản lượng cạnh tranh hòa vốn vẫn phải ở mức trên 400.000 xe/ năm.

Tác giả giải thích, điều đó có nghĩa là: Một công ty sản xuất xe hơi bắt buộc phải đạt sản lượng toàn cầu, bán được xe là hơn 400.000 chiếc/ năm.

Trong vòng 3 năm tham gia thị trường mà không đạt mức đó, thì bị thị trường giết chết.

Tác giả nhận định, Vin không có đủ điều kiện để có thị trường riêng cho mình (hiện nay, may ra thì có mảng sản xuất xe bus cho nội địa).

Cạnh tranh quốc tế thì không có cách nào để 1 công ty mới khởi nghiệp như VinFast bán được 400.000 xe/ năm…

Tác giả kết luận: Nó chết là tất yếu. Đó là lý thuyết kinh doanh nó bảo vậy.

Kẻ ngông cuồng như ông Vượng, hoặc ngu si không biết nghe lời khuyên đúng, chạy theo những tư vấn tào lao, thì để Công ty chết là điều tất yếu.

 

Hoàng Anh – thoibao.de

9.2.2024

Kasse animation 7.8.2023