“Thượng bất chính, để hạ tắc loạn”: Cháy nhà lộ mặt Tổng Trọng?

“Thượng bất chính, để hạ tắc loạn”: Cháy nhà lộ mặt ông Tổng?

C03 Bộ Công an vừa mở rộng điều tra vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, đồng thời bắt giữ hàng loạt các lãnh đạo cấp cao ở 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng ngãi và Vĩnh long.

Trước đó, ngày 26/2, ông Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, và một số cộng sự đã bị bắt với tội danh, “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Hậu, tức Hậu “pháo”, được cho là “con nuôi” của cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Báo Tiền Phong ngày 8/3 đưa tin: “Bắt Chủ tịch và cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi”.

Bản tin cho biết, ngày 8/3, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đặng Văn Minh – Chủ tịch tỉnh, và ông Cao Khoa – cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, về tội danh “Nhận hối lộ”, theo Điều 354 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Liên quan đến vụ bắt giữ này, trên mạng xã hội và các Diễn đàn Chính trị đã chia sẻ rộng rãi hình ảnh về khối tài sản “nổi” khổng lồ của ông Đặng Văn Minh. Đó là một lâu đài nguy nga đúng nghĩa, nằm ở mặt đường chính khu trung tâm của tỉnh Quảng Ngãi.

Công luận đặt câu hỏi, “ông Đặng Văn Minh lấy đâu ra tiền để xây một biệt phủ nguy nga và đồ sộ như vậy?” Trong lúc, ai cũng biết, tiền lương và phụ cấp cho chức danh Chủ tịch tỉnh kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi của ông Đặng Văn Minh, chỉ không quá 30 triệu đồng, tương đương khoảng 800 USD.

Nhưng lâu đài có giá trị cỡ trăm tỷ, hiện diện ngang nhiên giữa ban ngày ban mặt, lại không hề bị xem xét về nguồn gốc tài sản của chủ nhân – một lãnh đạo cấp cao của tỉnh Quảng Ngãi.

Theo giới chuyên gia, việc công khai minh bạch tài sản quan chức, là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phòng chống tham nhũng ở mọi quốc gia, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trong chính sách phòng chống tham nhũng của Đảng và chính quyền của họ, thì việc kiểm soát tài sản của quan chức, công chức, là một chủ trương hành đầu, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các cơ quan của Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều quy định, yêu cầu lãnh đạo phải kê khai đúng và đủ các biến động của tài sản hàng năm; thậm chí là 6 tháng, đối với các công chức công tác ở những ngành nghề dễ tham nhũng.

Vậy tại sao, khối tài sản “nổi” khổng lồ thuộc sở hữu của ông Đặng Văn Minh một cách “bất minh”, hiện diện suốt một thời gian dài mà không bị phát hiện và xử lý? Điều đó có liên quan gì đến quyền lực bao trùm của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình hay không? Bởi ông Nguyễn Hoà Bình đi lên từ quê nhà Quảng Ngãi.

Mặt khác, chính ông Trọng cũng không gương mẫu trong việc kê khai tài sản cá nhân. Cụ thể, chiều 17/6/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã nhấn mạnh rằng:

“Vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân.”

Công luận đánh giá rằng, phát biểu của ông Trọng mang tính bao biện, tránh né. Đồng thời, công luận cũng đặt câu hỏi, “nếu Tổng Trọng thực sự trong sạch, không tham nhũng, không có những tài sản bất minh, thì tại sao lại không dám công khai tài sản?”

Đó cũng là lý do, ngày 6/5/2018, ngay trước ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII, đã có 54 đảng viên và nhân sĩ nổi tiếng cùng ký tên trong một bức thư ngỏ, nêu rõ:

“Nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không minh bạch hóa tài sản của mình, thì người dân sẽ tiếp tục nghi ngờ ông không trong sạch, và cuộc chiến chống tham nhũng của ông được coi là không thực tâm.”

Giới thạo tin tiết lộ, gia đình ông Trọng sở hữu căn biệt thự ở số 5 phố Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đứng tên bà Ngô Thị Mân, vợ Tổng Bí thư. Căn biệt thự này do Văn phòng Trung ương Đảng thanh lý với giá 96 triệu đồng, thời điểm năm 2011, hiện có giá thị trường không dưới 3,6 triệu USD.

Ngoài ra, Tổng Bí thư còn nhận những món quà giá trị lớn, như căn biệt thự ở khu đô thị Ciputra Nam Thăng long, mà con trai Tổng Bí thư là ông Nguyễn Phú Trường đang ở. Đây là một trong 2 căn biệt thự, là quà biếu của Tập đoàn Ciputra Indonexia, mỗi căn có giá trị hơn 2 triệu USD.

“Kê khai tài sản” là việc bắt buộc đối với cán bộ đảng viên lãnh đạo. Trong đó, Đảng đã nhấn mạnh rằng, nếu không trung thực kê khai với tổ chức, sẽ là “vi phạm nghiêm trọng”.

Phải chăng, việc đàn em Đặng Văn Minh không bị xử lý vì khối tài sản khổng lồ kể trên, cũng là do “tấm gương” của bác Trọng?

Phải chăng, “thượng bất chính, để hạ tắc loạn”?./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023