Vì sao Tô Đại sẽ ép Tổng Trọng từ chức?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tư cách người đứng đầu Tiểu ban Nhân sự của Đảng tại Đại hội 12 và 13, từng tuyên bố: “Không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người thiếu đức kém tài”.

Nhưng nhiệm kỳ Đại hội Đảng 13 mới được 3 năm, mà hàng loạt cán bộ cấp cao từ Trung ương đến các tỉnh thành, đã bị kỷ luật, bị buộc thôi việc, thậm chí là khởi tố bắt giam. Trong 18 uỷ viên Bộ Chính trị, đã có 4 uỷ viên bị kỷ luật.

Những cái tên trong Bộ Chính trị “rớt đài” như Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Trần Tuấn Anh, Phạm Bình Minh, hay các uỷ viên Trung ương “gãy cánh” hoặc “xộ khám” như Vũ Đức Đam, Chu Ngọc Anh, Hoàng Thị Thúy Lan…

Về mặt chính thức, theo truyền thông nhà nước công bố, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tự nguyện từ chức, do “trách nhiệm chính trị” trong tư cách người đứng đầu Chính phủ. Bởi ông Phúc, trong vai trò Thủ tướng, đã để các cấp dưới trực tiếp, là các Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, các bộ trưởng… buông lỏng quản lý và để xảy ra các sai phạm nghiêm trọng trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, và các vụ án khác.

Công luận thấy rằng, đây là một tiền lệ tốt, có tác dụng đánh động về trách nhiệm của các quan chức, nếu vi phạm thì phải biết chủ động từ chức. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn “trơ như đá”, coi như không có vấn đề gì, và không chịu thừa nhận trách nhiệm của “người đứng đầu”.

Cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là một nhân vật thân cận, đồng thời là cấp dưới trực tiếp của ông Trọng, đã bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong Đảng và nhà nước.

Đáng chú ý, ông Võ Văn Thưởng vi phạm khuyết điểm “tham nhũng” từ lâu, lúc còn là Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2011 – 2014. Điều đó chứng tỏ, trong công tác nhân sự các khoá Đại hội Đảng gần đây, Tổng Bí thư Trọng đều để lọt những người không đạt tiêu chuẩn vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

Công luận cho rằng, chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền của họ, lại để xảy ra tình trạng cán bộ chạy chức, chạy quyền, dùng tiền bạc vật chất để mua ghế, trầm trọng như thời ông Trọng làm Tổng Bí thư.

Do vậy, với tư cách là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ đạo đường lối, chính sách của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên, cũng như cuối cùng, đối với các quyết định của Đảng, đặc biệt là trong công tác nhân sự. Mà chính ông Trọng cũng coi công tác này có tầm quan trọng bậc nhất, “then chốt của then chốt”.

Nếu chiếu theo Điều lệ Đảng, thì đúng ra, chính Tổng Trọng là người phải bị kỷ luật cách chức, hay thay thế, thậm chí có thể bị điều tra vì những quyết định sai trái của ông.

Theo giới quan sát, đây là một trong những nguyên nhân chính, dẫn đến tình trạng rối ren hiếm thấy của chính trường Việt Nam. Giá như Tổng Trọng là người có “liêm sỉ”, nhận thức được và không tham quyền cố vị, thì sẽ chủ động, tự nguyện từ chức, để thể hiện trách nhiệm người đứng đầu. Điều đó sẽ khiến ông trở thành một tấm gương về tư cách đạo đức.

Tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 10/2023), ông Trọng đã bị tập thể Ban Chấp hành Trung ương cáo buộc rằng, ông đã có rất nhiều sai phạm, trong việc để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị nhiều người không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Hiện nay, chính trường Việt Nam hết sức rối ren, khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang nỗ lực, gấp rút, bằng mọi giá, với quyết tâm “soán ngôi, đoạt vị”, ép Tổng Trọng phải lui khỏi chính trường và nhường quyền lãnh đạo tối cao cho Tô Lâm.

Theo giới quan sát, lý do để buộc Tổng Trọng phải chủ động, tự nguyện rời chức vụ, liên quan đến cái gọi là “trách nhiệm chính trị”, trong tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, theo tấm gương của ông Nguyễn Xuân Phúc vào đầu năm 2023. Lý do vừa kể của Bộ trưởng Công an Tô Lâm và phe cánh, chắc chắn sẽ đạt được sự ủng hộ của công luận, cũng như nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng.

Theo giới thạo tin, hiện nay, tất cả các lãnh đạo ở mọi cấp, mọi ngành, đều đang run sợ, sống phập phồng, lo lắng, bởi không biết khi nào sẽ tới phiên mình bị “bắt”, như các nhân vật lãnh đạo bị khởi tố và bắt giam trong thời gian gần đây. Hơn ai hết, tuyệt đại đa số những nhân vật này đều có nguyện vọng chung, đó là, mong cho đất nước sớm có quốc tang của ông Nguyễn Phú Trọng.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023