Trong cuộc họp bất thường của Bộ Chính trị hồi trung tuần tháng 3, bàn về lá đơn từ chức của ông Võ Văn Thưởng, thông tin rò rỉ cho biết, bà Trương Thị Mai phát biểu rằng: “Tôi rất đau buồn cho đất nước. Tại sao gia tăng bắt bớ, tranh giành quyền lực, và tống các cán bộ và doanh nghiệp vào tù”, và sau đó là bà xin từ chức nhưng không được chấp thuận.
Như vậy, nếu bà Mai thực sự phát biểu những lời trên, rõ ràng, là nhắm vào Tô Lâm. Khi đó, ông Tô Lâm mới chỉ hạ Võ Văn Thưởng, chứ chưa hạ Vương Đình Huệ. Không biết, có phải việc chỉ trích Tô Lâm “gia tăng bắt bớ, tranh giành quyền lực”, có làm cho Tô Lâm nổi giận hay không. Chỉ biết không lâu sau đó, ông lại bắt bớ mạnh hơn nữa, và chỉ trong vòng hơn 1 tháng, ông đã lôi được Vương Đình Huệ xuống khỏi ghế quyền lực.
Theo đánh giá của người đưa tin, phát biểu trên của bà Mai lọt ra ngoài, khiến cho Tô Lâm cay cú. Bởi nếu không có lời phát biểu này, người dân còn bán tín bán nghi về những vụ bắt bớ gần đây, không rõ do ông Tổng hay do Tô Lâm thực hiện. Nhưng qua lời bà Mai, thì người dân càng tin rằng, việc triệt hạ ông Thưởng và ông Huệ là do chính Tô Lâm làm.
Cứ mỗi lần có một lãnh đạo cấp cao ngã ngựa, thì Bộ Chính trị lại họp, tranh nhau sắp xếp trật tự mới. Một nguồn tin rò rỉ cách đây hơn 1 tháng cho biết, ông Tô Lâm muốn đưa Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc – Thứ trưởng Bộ Công an lên nắm chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương của bà Trương Thị Mai. Yêu sách này cũng tạo cơ hội cho Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, vì lời đề nghị xin rút lui của bà Mai không được chấp thuận, nên cơ hội cho Nguyễn Duy Ngọc bị bịt lại. Vì vậy, bà Mai vô tình trở thành kẻ cản đường phe Hưng Yên của Tô Lâm tiến vào Ban Bí thư.
Hiện nay, đang tràn lan tin đồn rằng, bà Trương Thị Mai đã tác động, buộc Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Trần Đức Quận và Chủ tịch tỉnh Trần Văn Hiệp, phải giao đất dự án Đại Ninh cho đại gia Nguyễn Cao Trí. Đây được xem là đòn hiểm mà Tô Lâm đánh vào bà Trương Thị Mai.
Muốn Nguyễn Duy Ngọc lên chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, thì trước hết, chiếc ghế này phải trống. Nếu đánh gục bà Mai, Tô Lâm có rất nhiều lợi thế. Thứ nhất là làm cho phe Tổng Bí thư yếu đi. Thứ nhì là làm trống ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương, để phe Tô Lâm dễ bề tính toán.
Cơ chế này biến quan chức thành quan tham, không ai ngoại lệ. Người nào chưa bị lộ thì vẫn cứ lên giọng dạy đạo đức trước dân. Ngay cả bà Trương Thị Mai cũng chẳng trong sạch gì, và các thành viên trong Ban Bí thư đều có tì vết. Cho nên, Tô Lâm chỉ việc bung quân ra, cho đào bới lại hồ sơ cũ, thì thế nào chứng cứ cũng lòi ra. Lúc đó, Tô Lâm tha hồ mà đánh tỉa Ban Bí thư của ông Trọng.
Một nguồn tin mới đây cho biết, ông Trần Cẩm Tú cũng từng nhận 2 triệu USD của bà Hoàng Thị Thúy Lan – cựu Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Rất có thể, đây là cái dớp khiến Trần Cẩm Tú bị “nắm thóp”, buộc phải nghe theo mệnh lệnh của Tô Lâm. Bởi nếu không nghe lời, thì sẽ bị biến thành củi.
Ngoài nghi án nhận hối lộ 2 triệu USD, thì ngay trong Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng có hàng cài của Tô Lâm, đó chính là ông Vũ Hồng Văn – Thiếu tướng Công an, và là em vợ của ông Tô Lâm. Rất có thể, vì những điều này mà Tô Lâm có thể an tâm bắt bớ, rồi sau đó, Trần Cẩm Tú mới cho kỷ luật Đảng sau.
Hiện nay, mỗi thành viên Ban Bí thư đều có thể trở thành đối tượng tấn công của Tô Lâm. Bởi khi đánh tỉa hết những nhân vật quan trọng trong Ban Bí thư, Tô Lâm mới có thể khống chế được Tổng Trọng. Lúc đó, Tô Lâm mới có thể vẫn đốt lò, nhưng bằng những quyết định của Tô Lâm do ông Trọng ký.
Thành viên Ban Bí thư rụng, đấy lại là một lợi thế cho phe Tô Lâm.
Thái Hà – Thoibao.de