Tô Chủ tịch là nạn nhân hay tội đồ trong trò chơi “vương quyền” của Tổng Trọng?

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng, được công luận đánh giá, ít có biểu hiện tham nhũng về mặt vật chất và tiền bạc. Nhưng ông Trọng luôn bị cáo buộc là kẻ tham nhũng quyền lực.

Sau Đại hội Đảng 13, năm 2021, việc ông Trọng tiếp tục ở lại, giữ cương vị Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 3, trái với Điều 17 Điều lệ Đảng, đã khiến công luận trong nước và quốc tế hết sức ngạc nhiên, vì một người đứng đầu một đảng cầm quyền, nhưng lại ngang nhiên chà đạp lên những quy định mang tính nguyên tắc.

Kể từ đó đến nay, với tình trạng tuổi cao, sức yếu, nhiều ý kiến cho rằng, ông Trọng sẽ nghỉ ngơi để yên vui tuổi già, với gia đình và con cháu. Hơn thế nữa, trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa 13, Tổng Trọng đã chính thức tuyên bố trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng rằng, ông sẽ nghỉ hưu, và trao quyền lãnh đạo lại cho thế hệ kế cận.

Một điều đáng ngạc nhiên khác, đó là, Hội nghị Trung ương 8 được đánh giá là Hội nghị đầu tiên, mà uy tín của Tổng Trọng lại giảm sút chưa từng có. Có lẽ, đây là lý do đã khiến Tổng Trọng tuyên bố rút lui.

Theo giới quan sát, ngay trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 8, trên website của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), đã đăng bài viết: “Lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới”.

Đây là hiện tượng chưa từng có, vì bài viết này không hề tránh né, mà tấn công trực diện Tổng Bí thư. Hơn nữa, bài viết đã trích dẫn phát biểu của lãnh đạo cấp cao trong Hội đồng Lý luận Trung ương, do Tổng Trọng trực tiếp quản lý. Trong lúc đó, đương nhiệm Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam là ông Đỗ Tiến Sĩ – cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên, một người đồng hương và là đàn em thân cận của Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Đó là lý do, kể từ sau Hội nghị Trung ương 8, đã có không ít các cáo buộc cho rằng, Bộ trưởng Tô Lâm là người đứng sau một âm mưu nhằm “tiếm quyền” lãnh đạo Đảng của Tổng Trọng.

Khi Hội nghị Trung ương 8 kết thúc, vào tháng 10/2023, thời gian còn hơn 2 năm mới đến kỳ khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 14, nhiều ý kiến cho rằng, còn quá sớm để bàn về việc quy hoạch nhân sự cho Đại hội 14. Nhưng Tổng Bí thư và các lãnh đạo cấp cao của Đảng, đã vội vã quyết định thành lập 5 tiểu ban, phục vụ cho Đại hội 14. Trong đó, Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Nhân sự đều do ông Trọng đảm trách.

Như vậy, rõ ràng, Tổng Trọng là người quyết định việc lựa chọn đường lối của Đảng và nhà nước, cũng như lựa chọn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khác của Đảng, cho nhiệm kỳ 2026 – 2031.

Có ý kiến nghi ngờ cho rằng, phải chăng, Tổng Trọng đang dọn đường để tiến tới ngồi tiếp nhiệm kỳ Tổng Bí thư thứ 4 của ông, tại Đại hội Đảng 14. Điều này hoàn toàn phù hợp với những đánh giá của một số nhà quan sát, khi cho rằng, ông Trọng sẽ bám ghế Tổng Bí thư cho đến lúc chết, với nhiều lý do khác nhau.

Tập thể Bộ Chính trị trước Hội nghị Trung ương 9 đã gây sức ép, để buộc ông Tô Lâm phải rời ghế Bộ trưởng Bộ Công an, chuyển sang ghế Chủ tịch nước ít quyền lực hơn. Cộng với sự lộn xộn bất thường trong việc bầu, chuẩn thuận để ông Tô Lâm nhậm chức Chủ tịch nước, và việc miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an, đã cho thấy điều đó.

Để tạo tính chính danh khi ngồi lại nhiệm kỳ thứ 4, ông Trọng và phe cánh đã tạo ra một tình trạng hết sức lộn xộn, với những xáo trộn cực lớn. Thông qua việc loại trừ hàng loạt các lãnh đạo cấp cao nhất, đồng thời đổ mọi tội trạng cho Bộ Công an và Bộ trưởng Tô Lâm gánh, với lý do lạm quyền để ngáng chân các đối thủ trong cuộc đua?

Về danh chính ngôn thuận, việc “tạo phản” của Tô Lâm đã giúp cho Tổng Trọng có cơ hội ra tay, trở thành “người hùng”, cứu vãn sự sụp đổ của Đảng. Như vậy, Tô Lâm là kẻ tội đồ. Điều này cũng tạo ra một lý do chính đáng cho việc có thể “xử lý” Tô Lâm trong thời gian tới. Chiêu trò này sẽ giúp ông Trọng trở thành Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 4, mà vẫn không bị mang tiếng là một kẻ tham quyền cố vị.

Một kế hoạch được cho là do Tổng Trọng chỉ đạo cho Bộ Quốc phòng và Tổng cục Tình báo Quân đội, đó là tạo dựng ra một bộ “hồ sơ giả”, về một kế hoạch “đảo chính không tiếng súng”, do Tô Lâm dẫn đầu. Cụ thể, mời quý vị theo dõi ở phần tiếp theo./.

 

Trà My – Thoibao.de