“Đánh bả”, biện pháp cuối cùng cho các “đồng chí” loại nhau. Liệu Tô Chủ tịch có bị?

Ở các nước dân chủ, lãnh đạo được dân bầu lên thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng, nên đó là sự đảm bảo, rằng, các phe phái không thể dùng trò bẩn để triệt hạ nhau. Khi lãnh đạo tham nhũng, dù với số tiền rất nhỏ, thì cũng khó mà thoát khỏi lưới pháp luật, chứ không phải là thoát khỏi bàn tay triệt hạ của các “đồng chí” như ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, quan chức nào cũng nhúng chàm, nên khi Tô Lâm nắm trong tay bộ máy điều tra khổng lồ, thì gần như, ông muốn hạ ai thì sẽ hạ được người đó. Tuy nhiên, bộ máy điều tra trong tay Tô Lâm thì lại không được phép được điều tra chính Tô Lâm và phe cánh. Cho nên, cũng nhem nhuốc như nhau, nhưng Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai, thì bị đánh, còn Tô Lâm thì vẫn “trong sạch”.

Với việc đưa hai đồ đệ là Nguyễn Duy Ngọc và Lương Tam Quang vào chốt ở 2 vị trí quan trọng, khiến Tô Lâm ngồi ở ghế tưởng như “hữu danh vô thực”, nhưng lại trở nên cực kỳ quyền lực. Đang ở thế thượng phong, Tô Lâm không thể dừng lại việc đánh rụng thêm nhiều “đồng chí” nữa, kể cả Tổng Trọng. Ắt hẳn, các quan chức trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng sẽ cảm thấy, họ bị Tô Lâm đối xử bất công, bởi dính chàm, nhưng họ bị đe dọa, còn Tô Lâm và thuộc hạ thì không sao.

Theo dõi những trận thư hùng của Tô Lâm, có thể nhận ra, phương pháp của Tô Lâm là lấy tấn công làm phòng thủ. Tô Lâm sẽ không án binh bất động, mà “đánh, đánh nữa, đánh mãi”, cho tới khi phe Hưng Yên làm bá chủ, các phe khác không còn khả năng đe dọa vị thế của Tô Lâm và nhóm Hưng Yên.

Trong các trận thư hùng giữa các “đồng chí”, người Cộng sản có 2 cách để loại bỏ đối thủ ra khỏi vũ đài chính trị. Cách thứ nhất là “chống tham nhũng không có vùng cấm”, cách thứ nhì là thuốc nhau cho đến chết. Cách thứ nhất dành cho những người ở vị thế mạnh, thế có thể dùng luật pháp làm vũ khí. Người có khả năng dùng cách này là Nguyễn Phú Trọng trước đây, và Tô Lâm hiện nay.

Còn cách thuốc nhau (mà người dân gọi là “đánh bả”), là cách có thể dùng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, kẻ mạnh thường có lợi thế hơn.

Những năm gần đây, chính quyền Cộng sản đã xuất hiện nhiều cái chết bí ẩn, mà người dân nghi ngờ là bị đồng chí “đánh bả”. Có thể kể ra như trường hợp của các ông Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Lê Văn Thành, và Nguyễn Chí Vịnh…

Hiện nay, luật pháp trong tay phe Hưng Yên của Tô Lâm, “lò” cũng đang nằm trong tay Tô Lâm. Vậy nên, không ai ngoài Tô Lâm có thể dùng cách “chống tham nhũng không có vùng cấm”. Có lẽ, đối thủ chỉ có cách dùng “đánh bả”, thì may ra mới có thể loại được Tô Lâm. Mà hiện nay, khi Tô Lâm nắm trong tay bộ máy công an, và cả đội ngũ cảnh vệ, khó ai có thể ra tay với Tô Lâm.

Tuy Tô Lâm có nhiều tầng lớp bảo vệ, nhưng điều đó không có nghĩa là ông tuyệt đối an toàn. Ghế Tổng Bí thư luôn có sức hấp dẫn rất lớn, Tô Lâm quyết đoạt được, thì người khác cũng không thể không muốn. Vẫn còn đó ít nhất là 2 đối thủ có thể đe dọa vị trí độc tôn của Tô Lâm, đó là Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang.

Phạm Minh Chính thì thâm hiểm, tuy đang liên minh với Tô Lâm, nhưng đó chỉ là mối liên minh lỏng lẻo, tạm thời, chứ không phải bền lâu. Phạm Minh Chính còn nắm quyền, thực sự là một tiềm ẩn rủi ro cho Tô Lâm. Và ngược lại, để Tô Lâm thâu tóm hoàn toàn quyền lực, thì đó cũng là mối nguy cho Phạm Minh Chính.

Ngoài ra, Phan Văn Giang là một ẩn số.

Tô Lâm đang ở thế thượng phong, nhưng càng như vậy, thì ông càng đối diện với nguy cơ tiềm ẩn từ các đồng chí, có thể là từ những người mà ông không thể ngờ nhất.

 

Thái Hà – Thoibao.de