DIVA VIỆT’ HAY ‘DIVA ĐỎ’

‘Diva’ gốc tiếng Ý nghĩa là ‘nữ thần’, còn hiểu là ca nữ opera soprano (ca nam opera tenor là ‘Divo’). Ngày nay ‘Diva’ có lớp nghĩa thứ hai. Nhà từ điển học Allison Wright cho rằng gọi DIVA giống ‘vạch đường chỉ rất mỏng bước đi lên đó’ với nhiều hậu quả về ngữ nghĩa (thiếu sự lành mạnh). Tạp chí Time thì nhận định Diva là ‘cái tôi nữ nhi điên khùng’ có giọng hát hay, gần như một dạng ‘nổi loạn’. Diva để dè bĩu kẻ ngạo mạn, cáu kỉnh, khinh đời. Có nơi dùng như tiếng lóng chỉ ‘gái điếm’. Patti LaBelle là nữ danh ca giải Grammy từng nói rõ ‘không muốn gọi chính mình’ là ‘Diva’.

Ở Việt Nam, nghĩa thứ hai có khác. Dân vẫn thích ca sĩ phòng trà, tụ điểm âm nhạc, hát rong trên phố những bài hàng chục năm nhiều thế hệ. Còn theo đảng, ‘Diva’ phải có giọng hay, đóng góp chính trị, hát trong vùng cấp phép. ‘Diva nhạc nhẹ’: Mỹ Linh, Thanh Lam, Trần Thu Hà, Hồng Nhung (không có dân miền Nam) thông thống ‘tiếng hát át tiếng bom’, khoẻ giọng để cao to hơn. Vì đánh mất cái duyên và chất riêng có ở mỗi ca sĩ nên giọng nghèo điệu. Thanh Lam chê ca sĩ miền Nam thiếu học, dân Nam gọi lại là ‘ca nô’ của đảng và chê thẳng cô này gào bài ‘Hạ trắng’ như ‘con điên’…

Sau 1975 đến nay, đảng cấm nhạc ‘độc hại’, sửa lời xoá dấu ấn VNCH. Nhưng nhạc không chết, còn tràn ra Bắc. Ca sĩ và xin ăn vào Sài Gòn kiếm sống đều hát nhạc miền Nam. Lời hát làm sống động bản nhạc, mỗi người chọn vài bài đi với tâm trạng, hoài niệm, trải nghiệm cuộc đời. Nhạc sĩ ‘nhặt’ cảm xúc đâu đó ghi lại, đến dân đón nghe và câu ca đi vào lòng người. Nhạc đỏ không còn sống khi lý tưởng đỏ biến tướng, vì vậy mới ‘chính trị hoá Diva’ giả lừa tiếp. ‘Diva đỏ’ hát vô hồn, lạm dụng kỹ thuật che giấu nghèo nghệ thuật và thiếu rung động thật sự.

Nguồn gốc lễ nhạc rất thiêng, là tâm can dâng thấu thần linh. Nay vì đâu ‘lễ cộng sản – nhạc cộng hoà’? Qua 30/4, đến 2/9 dân lại nghe và hát nhạc cũ. Vẫn ‘nhìn đời thấy lắm phũ phàng, mượn tiếng hát cung đàn quên niềm đau dĩ vãng’, và để quên nhạt nhẽo choãi tai từ ‘Diva đỏ’.

T.N.T