Quan bà Kim Tiến tự kết liễu, những cuộc chiến “một mất một còn”!

Năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lúc đó đã có thống kê khiến nhiều người giật mình. Đấy là trong vòng 3 năm, từ năm 2011-2014 đã có đến 226 người bị chết trong lúc tạm giam. Một hình ảnh rõ nét về một Bộ Công an tàn bạo, bức cung nhục hình phạm nhân cho đến chết. Tuy nhiên, một số rất ít trong trường hợp ấy được xã hội khuấy động khiến cho Chính quyền đổ lỗi cho nghi phạm tự sát trong tù.

Đấy là với thường dân, còn với quan chức cấp cao thì có thể không nhục hình nhưng họ vẫn ép cung, là gán ghép cho họ những tội danh nặng hơn, có thể là vu khống chụp mũ. Nhiều quan chức biết phận nên chấp nhận ngồi tù, hoặc bung tiền ra chạy án. Họ biết càng tranh cãi với cơ quan điều tra thì tội càng nặng và cơ hội chạy tội thấp hơn. 

Hầu hết quan chức ngã ngựa phản ứng như thế, nhưng với trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Tiến thì bà phản ứng hoàn toàn khác, bà chọn cách tự vẫn khiến cho Tô Lâm khó xử.

Bà Tiến là quan chức cấp cao, không ai tin bà bị nhục hình nhưng rất có thể bà bị ép cung mà đã chọn cái chết. Cũng may cho bà là được phát hiện kịp thời. Chắc chắn sau hành động này, Tô Lâm sẽ cho người cành chừng bà cẩn thận hơn.

Cái chết hụt của bà Nguyễn Thị Kim Tiến khiến cho Tô Lâm gặp nhiều bất lợi. Nếu xảy ra cái chết thật thì ắt hẳn Lương Tam Quang và Tô Lâm không thể nào giải thích cho thông với dư luận trong dân và trong Đảng. 

Nếu một quan chức cấp cao mà chết trong tù, tiếng vang của nó còn hơn cả trăm người thường dân chết âm thầm. Ngoài ra, nếu để xảy ra cái chết của một quan chức trong tù, 5 triệu Đảng viên sẽ nhìn Tô Lâm và Lương Tam Quang bằng con mắt như thế nào? Họ càng mất niềm tin hơn ở người đứng đầu Đảng, và đó sẽ là mối nguy tìm ẩn.

Cái chết của Nguyễn Chí Vịnh đã được các đồng chí tuồn ra ngoài, nó cho thấy bàn tay thâm độc của ông Tổng bí thư Tô Lâm, rồi thêm hành động tự sát của bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Như vậy khiến các thế lực khác nhìn thấy hình ảnh Tô Lâm đáng sợ như thế nào! 

Làm chính trị là trường kì kháng chiến, là các đồng chí luôn luôn tranh giành, đánh nhau để giành ghế. Khi giành được rồi thì lại đánh nhau để giữ ghế. Trong đó, họ có thể dùng luật pháp để phang vào nhau và thậm chí nếu cần họ có thể dùng luật ngầm để loại trừ nhau.

Nhiệm kỳ 2021-2026 có Lê Văn Thành và Nguyễn Chí Vịnh. Và nhiệm kỳ tiếp theo liệu có bình yên hơn không? Với sự lộng hành của nhóm Hưng Yên, rất khó để nghĩ rằng chính trường Việt Nam những năm tiếp theo sẽ bình yên.

Bản chất của Công an là không đổi. Với dân, họ không theo quy trình tố tụng thì với quan vẫn thế. Với nhiệm vụ chính trị được giao, nếu không khai thác được thì họ sẵn sàng ép cung. Vì thế ép cung lại trở thành công cụ chính trị để triệt hạ. Ngoài “dân oan”, ất có thể cũng có “quan oan”.

Tại Hội nghị Trung ương 12, ông Tô Lâm đã đem ra xử tội hàng loạt. Hầu hết là những quan chức đã hạ cánh. Điều đáng nói là những người đã hạ cánh luôn có đường dây mối nhợ liên quan tới những người đương chức. Cho nên Tô Lâm triệt hạ những người đã hạ cánh là cách gởi thông điệp đến những ai liên quan với họ mà còn đương chức rằng, hãy liệu hồn. Một chiêu trò lưu manh chính trị. Tô Lâm muốn đánh vào tinh thần của thành phần liên quan.

Khi còn làm Bộ trưởng, Tô Lâm đã cho Nguyễn Chí Vịnh đi gặp tổ tiên một cách dễ dàng, thì khi nắm quyền lực tuyệt đối, thực hiện việc như thế lại càng dễ hơn. 

Trần Chương-Thoibao.de